Trang chủ > Giới thiệu > Lịch sử bệnh viện > Phần thứ nhất: Lịch sử 110 năm > Chương 5: Giai đoạn 1995 - 2013  

Chương 5: Giai đoạn 1995 - 2013

CHƯƠNG 5
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH TRƯỞNG THÀNH VÀ VỮNG BƯỚC ĐI LÊN (1995-2013)

5.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật

Sau gần 10 năm đổi mới toàn diện (1986-1995), Thái Bình đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kinh tế - xã hội có bước phát triển, hầu hết các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đều đạt và vượt. Nhiều công trình quan trọng về kinh tế - xã hội như công sở, trường học, bệnh viện, đường giao thông, thủy lợi...được xây dựng, hoàn thành tuy nhiên cơ sở bệnh viện Hữu nghị Việt Nam -  Bungari nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh do sử dụng nhiều năm nên tất cả nhà  cửa và các trang thiết bị đã bị xuống cấp. Bản thiết kế xây dựng cải tạo Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Bungari với 625 giường của Bungari năm 1978 không còn phù hợp nên năm 1991 UBND tỉnh đã giao cho xí nghiệp thiết kế của sở xây dựng quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng bệnh viện để sau này có điều kiện tách khoa Sản thành bệnh viện Phụ sản, tách khoa Nhi thành bệnh viện Nhi và đưa Bệnh viện Tâm thần về khoa Thần kinh của bệnh viện.

Ngày 25-5-1991 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và luận chứng kinh tế kỹ thuật cho bệnh viện. Sau đó UBND tỉnh đã lập tờ trình số 99TT-UB ngày 30-10-1993 gửi Chính phủ, Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư, Ủy ban kế hoạch nhà nước, Bộ tài chính, Bộ y tế và các ngành có liên quan của Trung ương xin hỗ trợ vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Những năm đó kinh tế còn khó khăn, Mỹ lại cấm vận Việt Nam nên không thực hiện được. Từ năm 1994 Đế quốc Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng. Ngày 04-6-1994 UBND tỉnh Thái Bình có thông báo số 34TB-UB về việc lập quy hoạch cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.

Ngày 04-10-1994 UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục có tờ trình số 405 gửi UBKH nhà nước, Bộ Y tế, bộ Xây dựng, bộ Tài chính về việc thảo thuận, phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau một tháng, Bộ Y tế, UBKH nhà nước, bộ Xây dựng đã có công văn về việc thỏa thuận luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình xây dựng cải tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Các bộ đều nhất trí với UBND tỉnh Thái Bình về việc cải tạo, mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trên vị trí của bệnh viện hiện nay.

Ngày 29-3-1995 UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình với số vốn đầu tư 50,647 tỉ đồng.

Từ năm 1995-2013 lần lượt các khu nhà phục vụ khám chữa bệnh trong bệnh viện được xây dựng kiên cố.

Khu Trung tâm kỹ thuật được xây dựng ba tầng, hoàn thành năm 1996, có cầu thang máy phục vụ bệnh nhân, người nhà, nhân viên, thuận lợi cho việc di chuyển, cấp cứu người bệnh; diện tích sử dụng 3600m2 với 15 phòng; thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, thăm dò chức năng (điện não, điện tim, thăm dò chức năng hô hấp), nội soi tiêu hóa (soi dạ dày, soi đại tràng), nội soi hô hấp. Khoa Gây mê phẫu thuật.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương, chủ tịch UBND tỉnh Vũ Xuân Trường cắt băng khánh thành nhà Trung tâm kỹ thuật.

Khu Nhà ngoại - Chấn thương - Hồi sức cấp cứu (3 tầng) hoàn thành năm 2000 diện tích 4000m2, có cầu nối liền với nhà trung tâm kỹ thuật, thuận lợi cho việc vận chuyển bệnh nhân đi phẫu thuật, cấp cứu hồi sức, xét nghiệm. Các buồng bệnh được xây khép kín, các phòng kỹ thuật được ốp lát, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Gồm: Khoa Ngoại tổng hợp: 90 giường; khoa Chấn thương, khoa Bỏng: 55 giường; khoa Hồi sức cấp cứu: 20 gường; khoa Thận nhân tạo: 25 máy.

Khu nhà khoa Ngoại

Nhà tang lễ bệnh viện: diện tích 415m2, gồm các phòng: Phòng tang lễ, lưu trữ tử thi (có một tủ bảo quản tử thi duy trì ở nhiệt độ 0 – 4oC, cùng lúc tiếp nhận bảo quản 02 tử thi), phòng khám tử thi; phòng mổ xác… Phía ngoài nhà tang lễ là hệ thống sân, cổng dậu bao quanh khang trang. Đây là nhà tang lễ đầu tiên được xây dựng ở thành phố Thái Bình.

Cùng với nguồn đầu tư của tỉnh, năm 1996 tổ chức nhân đạo CARITAS thông qua SCHMIDT Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho bệnh viện kinh phí xây dựng một số công trình, mua sắm trang thiết bị : 01 trạm bơm; 01 bể chứa nước ngầm 250m3; hệ thống ống dẫn nước sạch từ trung tâm xuống các khoa; hệ thống ống dẫn nước thải về bể xử lý.

Trong  giai đoạn từ 1996 - 2000, bệnh viện tiếp tục được nhận nguồn viện trợ của trung ương đầu tư hai trạm xử lý nước thải có công suất 500m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 2,851 tỉ đồng ở phía bắc và phía nam bệnh viện. Nước sau khi được xử lý từ trạm đổ ra sông Vĩnh Trà (phía bắc) và khu hồ của tỉnh đội Thái Bình (phía nam). Nhờ có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo đúng quy định đã tạo cảnh quan  tốt, chống các lây nhiễm trong bệnh viện, giữ cho môi trường trong sạch.

Cắt băng khánh thành Trạm xử lý nước thải ngày 23-8-2000

Ngày 04-2-2002 Chủ tịch UBND Tỉnh Thái Bình có Quyết định số 296/QĐ –UB về việc Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong đó xây dựng:

- Khu nhà giặt - Hấp sấy - Tiệt khuẩn 2 tầng (hoàn thành năm 2002) diện tích sử dụng 1000m2 gồm: khu tiếp nhận đồ bẩn; khu giặt sạch, khu đặt máy giặt vắt, sấy, là; khu đặt hấp sấy; khu xử  lý dụng cụ; hấp sấy dụng cụ; khu làm bông băng; khu xử lý, tái chế găng tay, đồ nhựa; khu để dụng cụ vô khuẩn, cấp phát cho các khoa, hệ thống giàn phơi…

- Cải tạo Nhà C4 (3 tầng thành 5 tầng, hoàn thành năm 2004) với tổng diện tích là 8.800m2 kê 300 giường bệnh, có hai cầu thang máy, buồng bệnh khang trang, các phòng kỹ thuật được ốp lát đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, vô trùng. Đây là khu điều trị nội trú cho các khoa Nội B, Nội tim mạch, Thần kinh, Da liễu, Y học dân tộc, Phục hồi chức năng, các chuyên Khoa Mắt, Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt. Năm 2012 có thêm các khoa Nội tiêu hóa, Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Phẫu thuật thần kinh - cột sống được thành lập cũng bố trí ở ngôi nhà này.

Khu nhà các khoa hệ Nội và Ba chuyên khoa

- Khoa Nội A (3 tầng) hoàn thành năm 2006 với diện tích 2 200m2; 70 giường bệnh kế hoạch, gồm 3 đơn nguyên: Đơn nguyên A: 30 giường dành cho bệnh nhân cán bộ, lãnh đạo tỉnh, diện chính sách chế độ, gia đình cách mạng, người có công. Đơn nguyên B: 40 giường dành cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Đơn nguyên C: khu hành chính phục vụ, nhà điều trị bệnh nhân Nội A được bệnh viện đầu tư trang thiết bị đầy đủ: buồng bệnh khép kín, các phòng bệnh có điều hòa nhiệt độ. Khoa Nội A khi được chuyển vào trong khuôn viên của bệnh viện thuận lợi cho công tác quản lý và chuyên môn. Cơ sở khoa Nội A cũ (gần sông Vĩnh Trà bàn giao cho Ban Bảo vệ sức khỏe Tỉnh ủy quản lý, một phần đất bàn giao cho công ty xuất nhập khẩu Hà nội xây dựng khu nhà hàng khách sạn (khách sạn Dream).

Thời kỳ từ 2005 đến 5 - 2010 khi bệnh viện chưa có khu nhà điều hành, để tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc cho các khoa cận lâm sàng khu hành chính của Bệnh viện (ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính, phòng tổ chức, phòng điều dưỡng, hội trường giao ban) chuyển từ tầng 2 khu trung tâm kỹ thuật về tầng 1 và tầng 2 của nhà Nội A.

Nhà khoa Nội A

Ngày 14-11-2006 UBND tỉnh có quyết định số 2500/QĐ-UB về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình với kinh phí 87,9 tỉ đồng.

- Nhà khoa Nhi ba tầng, hoàn thành năm 2007, diện tích 2850m2; kê được 106 giường bệnh; trang thiết bị đầy đủ phục vụ các bệnh nhi điều trị nội trú, góp phần giải quyết tình trạng quá tải. Khi thành lập bệnh viện Nhi thì đây là khu nhà chính điều trị và cấp cứu của Bệnh viện Nhi. 

Nhà khoa Nhi năm 2007

Từ năm 2008 nhờ có nguồn vốn trái phiếu chính phủ, kinh phí đầu tư của tỉnh bệnh viện có điều kiện để hoàn thành đề án cải tạo nâng cấp bệnh viện lên 700 giường.

Năm 2010 nhà điều hành (5 tầng) và khoa khám bệnh (4 tầng) được xây dựng xong. Nhà điều hành là nơi làm việc của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức Hành chính, Quản trị, Kế toán - tài chính; điều dưỡng, Công nghệ thông tin, chỉ đạo tuyến; văn phòng đoàn thể: Đảng Ủy, Công Đoàn, Thanh niên, các phòng họp giao ban, hội trường.

Nhà điều hành 

Khoa khám bệnh có nhà cầu nối liền với nhà điều hành và nhà trung tâm kỹ thuật, thuận lợi cho việc đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng và các thủ tục hành chính khác. Khoa bố trí 25 bàn khám cho tất cả các chuyên khoa lâm sàng và các hoạt động cận lâm sàng như: Xquang, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học và phòng thường trực của Bảo hiểm Y tế.

 Năm 2010 khi trung tâm cấp cứu được thành lập thì đặt tại tầng 1 của khoa khám bệnh, thuận tiện cho việc tiếp đón, cấp cứu, xử lý ban đầu và phân loại bệnh nhân trước khi chuyển vào các khoa, khắc phục được tình trạng bệnh nhân vào thẳng các khoa.

Nhà khoa khám bệnh 

Nhà khoa dược ba tầng, hoàn thành tháng 12 - 2010. Tầng 1 là các kho lẻ,cấp phát thuốc cho các khoa, khu vực pha chế các thuốc thông thường, ngoài ra còn bố trí khu vực thu hồi và xử lý vỏ lọ, vỏ dịch truyền. Tầng 2 là các kho chính. Tầng 3 là khu làm việc của cán bộ, bộ phận dược lâm sàng, kho hồ sơ bệnh án, tài liệu tài chính kế toán. Các kho chính và kho lẻ đều trang bị điều hòa, máy hút ẩm, ẩm kế đảm bảo việc bảo quản thuốc đúng quy định của Bộ Y tế.

Nhà khoa Dược

Ngày 16-3-2011 UBND tỉnh có quyết định 389/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bệnh viện có thêm nguồn vốn xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ 9 tầng ở giữa khuôn viên Bệnh viện. Đây là công trình xây dựng hiện đại với tổng diện tích 11.558 m2 và tổng mức đầu tư: 167 tỷ đồng. (xây dựng: 135 tỷ đồng, thiết bị: 32 tỷ đồng).Khu nhà này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2014 gồm 12 phòng mổ (trong đó có phòng mổ tim mở, can thiệp tim mạch, mổ sọ não, cột sống, phẫu thuật lồng ngực…Cùng với khoa Hồi sức cấp cứu và nhiều khoa mới sẽ được triển khai góp phần vào phát triển kỹ thuật và giảm tình trạng quá tải Bệnh viện.

Năm 2013 Bệnh viện xây khoa Dinh dưỡng với diện tích 1000 m2 tổng vốn đầu tư khoảng 7 tỷ đồng bằng nguồn quỹ phát triển Bệnh viện. Nhà Dinh dưỡng được thiết kế liên hoàn từ khu chế biến thức ăn đến khu ăn uống của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ công chức, khu giải khát và cung cấp nước uống cho bệnh nhân, khu tạp hóa cung cấp các nhu yếu phẩm phục vụ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Nhà dinh dưỡng hoàn thành vào tháng 10-2013 giúp cho Bệnh viện có đủ điều kiện để chăm sóc người bệnh toàn diện từ thuốc, chỗ ở, ăn, mặc được phục vụ đầy đủ.

Để nâng cao chất lượng sinh hoạt của người bệnh và điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, từ năm 2011 đến nay bệnh viện đã trang bị khoảng 200 điều hòa nhiệt độ cho các phòng làm việc, các phòng kỹ thuật, các phòng bệnh nhân nặng, khu điều trị theo yêu cầu của các khoa, ngoài ra còn trang bị ti vi, bàn ghế, chăn, ga, gối, đệm cho các phòng điều trị theo yêu cầu.

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý điều hành và cải cách thủ tục hành chính. Năm 2011 Bệnh viện đã xây dựng đề án quản lý Bệnh viện bằng tin học trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2012 - 2013 bệnh viện triển khai đề án đồng bộ: Tăng cường cán bộ cho phòng Công nghệ thông tin, đào tạo tin học cho toàn thể cán bộ, công chức trong Bệnh viện. Về cơ sở vật chất, trang bị hai máy chủ và 300 máy trạm với hệ thống cáp quang đồng bộ, hơn 100 máy in. Hệ thống mạng LAN Bệnh viện kết nối với các máy xét nghiệm, máy Chẩn đoán hình ảnh. Hệ thống tin học sử dụng phần mềm MEDISOFT THIS của công ty LINK toàn cầu. 

Đào tạo Tin học cho cán bộ bệnh viện Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện

Từ 1995 – 2002 bệnh viện đã mua nhiều trang thiết bị y tế hiện đại giúp triển khai được nhiều kỹ thuật cao như: máy nội soi dạ dày; máy thở; máy gây mê kèm thở; máy li tâm lạnh; máy chống rung tim; đèn mổ; bàn mổ đa năng; đèn mổ ánh sáng lạnh; máy thận nhân tạo; hệ thống lưu trữ bảo quản máu; máy Xquang thường; máy xét nghiệm huyết học tự động; dao mổ điện ICC; máy đo khí máu; máy Xquang tăng sáng truyền hình; máy siêu âm Aloka; máy giặt công nghiệp; máy sấy công nghiệp…

Trong 10 năm (2003-2013) Bệnh viện đã liên doanh liên kết và mua sắm được nhiều trang thiết bị hiện đại:  hệ thống chụp Xquang số hóa, máy chụp cắt lớp vi tính, máy cộng hưởng từ, máy Phaco, máy sinh hóa miễn dịch, máy thận nhân tạo, bộ phẫu nội soi tiêu hoá, tiết niệu, tai mũi họng, bộ phẫu thuật nội soi khớp, bàn mổ đa năng, một máy C.arm, một máy nội soi hô hấp, dao siêu âm, máy PCR retime và các trang thiết bị khác giúp bệnh viện triển khai được nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và theo phân cấp bệnh viện hạng 1.

Máy cộng hưởng từ

Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy

Máy đếm tế bào

Máy xét nghiệm sinh hóa 

5.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

 Giai đoạn 1995 - 2013 lãnh đạo bệnh có 3 đồng chí giữ chức vụ giám đốc: bác sỹ Tạ Xuân Thảo giám đốc bệnh viện (1993-1999), Bác sỹ Nguyễn Như Chiến phó giám đốc được bổ nhiệm giám đốc từ tháng 4/1999, bác sỹ Hà Quốc Phòng phó giám đốc được bổ nhiệm giám đốc từ tháng 01/2011-nay. Cũng trong giai đoạn này có 7 đồng chí phó giám đốc: Bác sỹ Nhâm Đình Hùng trưởng phòng tổ chức cán bộ được bổ nhiệm phó giám đốc tháng 10/1993 đến tháng 2/2007 nghỉ hưu, bác sỹ Nguyễn Như Chiến trưởng khoa Chấn thương được bổ nhiệm phó giám đốc tháng 10/1994 - 3/1999, bác sỹ Nguyễn Trọng Khìn phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp được bổ nhiệm phó giám đốc từ tháng 4/1998-11/2005, bác sỹ Hà Quốc Phòng phó trưởng khoa nội A được bổ nhiệm phó giám đốc từ tháng 7/2006-12/2010,  bác sỹ Vũ Thị Thúy trưởng khoa Huyết học được bổ nhiệm phó giám đốc từ tháng 7/2006- nay, bác sỹ Lại Đức Trí trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp được bổ nhiệm phó giám đốc từ tháng 6/2010 đến nay, bác sỹ Giang Hoài Nam trưởng phòng Tổ chức hành chính được bổ nhiệm phó giám đốc từ tháng 6/2011 đến nay.

Năm 1995 Bệnh viện có 31 khoa, phòng:24 khoa và 7 phòng chức năng gồm: Khoa Ngoại Tổng hợp, khoa chấn thương, khoa sản, khoa gây mê phẫu thuật, khoa mắt, khoa Răng hàm mặt, khoa tai mũi họng, khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu, khoa nội A, khoa Nội B, khoa thần kinh, khoa Nhi, khoa lây, khoa Y học cổ truyền, khoa da liễu, khoa lý liệu pháp, khoa dược, khoa dinh dưỡng, khoa huyết học, khoa sinh hóa, khoa vi sinh, khoa giải phẫu bệnh, khoa điện quang, phòng tổ chức, phòng Hành chính quản trị, phòng tài vụ, phòng y vụ, phòng vật tư kỹ thuật, phòng điều dưỡng, tổ Bảo vệ.

Ngày 18-12-2000, UBND tỉnh có quyết định số 1727/QĐ-UBND thành lập bệnh viện Phụ sản quy mô 100 giường trên cơ sở khoa sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Toàn bộ cán bộ của khoa Sản cùng với 10 cán bộ bổ sung của các chuyên khoa khác cho Bệnh viện phụ sản gồm: tài chính kế toán, kế hoạch tổng hợp, chẩn đoán hình ảnh, huyết học, gây mê được điều về Bệnh viện Phụ sản.

Ngày 27-12-2002 UBND tỉnh ra quyết định số 3888QĐ/UB thành lập Trung tâm vận chuyển cấp cứu 05 trực thuộc Sở y tế trên cơ sở khoa vận chuyển cấp cứu 05 của bệnh viện Đa khoa tỉnh, đồng thời đầu tư phương tiện vận chuyển và xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm ngay trong khuôn viên Bệnh viện để nâng cao năng lực công tác vận chuyển cấp cứu.

Ngày 04-10-2007 UBND tỉnh có quyết định số 2339/QĐ-UBND thành lập Bệnh viện Nhi trên cơ sở khoa Nhi của bệnh viện tỉnh với 85 giường. Số cán bộ của Bệnh viện Nhi gồm toàn bộ nhân viên của khoa Nhi ngoài ra Bệnh viện còn bổ sung một số bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và cán bộ của các khoa, phòng cho Bệnh viện Nhi: Tài chính kế toán, kế hoạch tổng hợp, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bảo vệ.

 Từ 1997- 2013, Căn cứ vào quyết định số 631/2000/QĐ-UB quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bìnhvà để đáp ứng yêu cầu phát triển của bệnh viện, bệnh viện thành lập thêm các khoa, phòng: Tháng 11-1997 thành lập phòng Quản trị cử nhân Bùi Công Chừng được bổ nhiệm trưởng phòng, kỹ sư Phạm Thiện Thuật phó phòng. Năm 1998 thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bác sỹ Nguyễn Thị Ngần trưởng khoa. Năm 2000 thành lập khoa Ngoại tiết niệu bác sỹ Phan Thắng trưởng khoa, bác sỹ Nguyễn Ngọc Thắng phó khoa, năm 2005 thành lập khoa Nội tim mạch bác sỹ Nguyễn Hồng Thanh trưởng khoa, bác sỹ Đinh Thị Tuyết Lan phó khoa. Ngày 01-09-2009 phòng Chỉ đạo tuyến chính thức được thành lập theo quyết định số 275/QĐ-BV, Thạc sỹ Lại Đức Trí là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp kiêm trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, thạc sỹ Nguyễn Mạnh Hùng là phó phòng. Năm 2010 thành lập phòng Công nghệ thông tin, khoa Ung Bướu, khoa Nội tiết, năm 2012 thành lập các khoa: Cấp cứu, khoa thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực – chống độc, khoa phẫu thuật thần kinh cột sống, khoa Chấn thương chỉnh hình bỏng, năm 2013 thành lập khoa Dinh dưỡng. Năm 2013 bộ máy của bệnh viện gồm có: 40 khoa phòng ban: (9 phòng ban, 23 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng)

Các phòng ban:

·        Phòng kế hoạch tổng hợp

·        Phòng Tổ chức hành chính

·        Phòng Tài chính kế toán

·        Phòng Điều dưỡng

·        Phòng Chỉ đạo tuyến

·        Phòng Quản Trị

·        Phòng Vật tư kỹ thuật

·        Phòng Công nghệ thông tin

·        Ban bảo vệ

Các khoa cận lâm sàng:

·        Khoa Dược

·        Khoa Chẩn đoán hình ảnh

·        Khoa Huyết học

·        Khoa Hóa sinh

·        Khoa Vi sinh

·        Khoa Giải phẫu bệnh

·        Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

·        Khoa Dinh dưỡng


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các khoa lâm sàng

·        Khoa Ngoại tổng hợp

·        Khoa Ngoại tiết niệu

·        Khoa Ung bướu

·        Khoa Gây mê phẫu thuật

·        Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng

·        Khoa phẫu thuật thần kinh - cột sống

·        Khoa Mắt

·        Khoa Tai mũi họng

·        Khoa Răng hàm mặt

·        Khoa khám bệnh

·        Khoa Nội A

·        Khoa Nội B

·        Khoa Nội tim mạch

·        Khoa Nội tiết

·        Khoa Nội tiêu hóa

·        Khoa Hồi sức tích cực-chống độc

·        Khoa Cấp cứu

·        Khoa Truyền Nhiễm

·        Khoa Da liễu

·        Khoa Truyền nhiễm

·        Khoa Y học cổ truyền

·        Khoa Phục hồi chức năng

·        Khoa Thận nhân tạo

Trong giai đoạn này hầu hết các cán bộ quản lý khoa, phòng và đội ngũ bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, cán bộ, công nhân viên công tác ở Bệnh viện từ những năm 60, 70 nghỉ hưu thay thế vào đó là đội ngũ cán bộ trẻ mới được tuyển dụng về bệnh viện.

Năm 1995 bệnh viện có 601 cán bộ, trong đó có 146 bác sĩ và dược sĩ đại học (09 bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II; 27 bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I; 271 cán bộ trung cấp, 62 sơ cấp còn lại là cán bộ khác).

Từ 1995-2012 bệnh viện đã tuyển dụng 194 cán bộ trong đó có 96 bác sỹ, 5 kỹ sư, 56 điều dưỡng, 17 kỹ thuật viên và 04 cán bộ khác. Bệnh viện đã cử đi đào tạo được 16 bác sỹ chuyên khoa II, 38 thạc sỹ, 61 bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I, 20 đại học điều dưỡng, 35 cử nhân cao đẳng điều dưỡng, 02 cử nhân luật, 03 cao cấp chính trị,  98 trung cấp chính trị, 103 quản lý nhà nước.

Đến năm 2013 bệnh viện có 746 cán bộ: 175 bác sỹ (12 bác sỹ chuyên khoa II, 39 bác sỹ chuyên khoa I, 32 thạc sỹ, 25 dược sỹ (2 dược sỹ chuyên khoa I, 03 dược sỹ đại học), 350 điều dưỡng (10 đại học, 49 cao đẳng), 51 kỹ thuật viên y ( 03 đại học, 11 cao đẳng), 27 đại học và  86 cán bộ khác. Với số lượng cơ cấu và trình độ cán bộ hiện có, bệnh viện cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ của bệnh viện hạng một trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

5.3. Tập trung đầu tư phát triển kỹ thuật, đẩy mạnh công tác chăm sóc người bệnh toàn diện để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Giai đoạn 1995-2013, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển, đời sống vật chất của nhân dân dần dần được cải thiện. Bệnh viện đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kỹ thuật: đào tạo cán bộ, đẩy mạnh công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao tinh thần thái độ, ý thức trách nhiệm phục vụ người bệnh. Bệnh viện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước thể hiện qua số liệu thống kê chuyên môn.

* Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch

Từ 1995 - 2000 hàng năm bệnh viện đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch; Bệnh viện có 600 giường song thực hiện từ 120% đến 140% kế hoạch. Điển hình năm 1998 Bệnh viện khám gần 200.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho trên 30.000 bệnh nhân, ngày điều trị trung bình 8 ngày, sử dụng gần 600 lít máu phục vụ chuyên môn, vận chuyển cấp cứu và chi viện tuyến dưới 1900 ca.

Chỉ tiêu

2001-2005

2006-2010

2011-2012

Số lần khám bệnh

851.274

1.288.487

314.245

Số BN nội trú

106.746

210.256

95.314

Số BN cấp cứu

34.253

74.019

38.320

Số BN phẫu thuật

18.753

43.292

21.576

Số XN huyết học

1.791.058

1.962.090

988.993

Số XN hóa sinh

1.175.654

4.197.469

123.489

Số XN vi sinh

541.213

309.308

123.395

Số XN giải phẫu bệnh

114.801

54.139

26.234

Số ca chụp XQ

484.318

649.281

198.662

Số ca chụp cắt lớp

6.633

39.369

30.523

Số ca chụp MRI


2.983

4.307

Số BN siêu âm

102.451

241.211

161.760

Số máu sử dụng (lít)

4.130

7.586

4.513

Bệnh viện còn chú trọng đến công tác chăm sóc người bệnh toàn diện để nâng cao chất lượng điều trị:

* Đẩy mạnh công tác chăm sóc người bệnh toàn diện

Năm 2003 Bộ y tế có chỉ thị 05/CT-VYT về tăng cường chăm sóc người bệnh toàn diện, bệnh viện thành lập ban chỉ đạo chăm sóc người bệnh toàn diện. Nhằm nâng cao công tác chăm sóc người bệnh toàn diện hàng năm phòng điều dưỡng cùng với hội điều dưỡng bệnh viện đã tổ chức các lớp đào tạo điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý y công trên nhiều lĩnh vực: Tọa đàm về quy tắc giao tiếp ứng xử, tập huấn  sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc và tư vấn cho người bệnh nhiễm HIV, chăm sóc người bệnh theo các chuyên khoa: Chấn thương, Hồi sức, Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, tập huấn phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, các quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó phòng còn tham gia đào tạo cho học sinh, sinh viên của đại học Y và Cao đẳng y. Nhiều điều dưỡng viên, kỹ thuật viên là giảng viên kiêm nhiệm của hai trường. Nhằm nâng cao công tác quản lý điều hành của điều dưỡng trưởng Bệnh viện còn cử các điều dưỡng trưởng đi học tập tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đà Nẵng.

Tập huấn chuyên môn kỹ thuật

cho điều dưỡng viên

Điều dưỡng khoa Gây mê hồi sức

chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Từ năm 1993 – 2012 phòng Điều dưỡng đã tổ chức được 9 hội thi điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi trong toàn viện: Hội thi đầu tiên được tổ chức lấy tên là “Hội thi Xuân”. Trong các hội thi, Bệnh viện đã cử các điều dưỡng đạt giải cao dự thi cấp tỉnh, cấp bộ. Cử nhân Vũ Thị Thanh Phương đạt giải khuyến khích cấp bộ năm 1995, cử nhân Nguyễn Thị Thu Hiền đạt giải nhất lý thuyết cuộc thi toàn quốc lần thứ III.

Hội thi Điều dưỡng “Ứng xử hay - Tay nghề giỏi” năm 2011

Bên cạnh đó công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng được Bệnh viện đặc biệt chú trọng. Bệnh viện đã tổ chức việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của Bộ Y tế. Nhờ vậy môi trường Bệnh viện luôn đảm bảo xanh, sạch đẹp. Năm 2008 Bệnh viện được Bộ Tài nguyên môi trường tặng Bằng khen cho bệnh viện vì có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam và Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt nam trao giải thưởng Cúp vàng “ Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt nam”.

* Phát triển kỹ thuật:Từ năm 1995 - 2000 ngoài kỹ thuật nội soi ổ bụng, nội soi trực tràng ống cứng Bệnh viện triển khai nội soi dạ dày tá tràng bằng ống mềm. Từ đó chất lượng chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa được nâng cao nhất là chẩn đoán sớm các ung thư đường tiêu hóa. Nhờ có các dụng cụ nội soi Bệnh viện đã tiến hành được một số các can thiệp như: cắt Polip trực tràng, đại tràng Xích ma qua nội soi, tiêm cầm máu trong cấp cứu chảy máu dạ dày tá tràng, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su cho bệnh nhân xơ gan  có giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Ngoài ra nhờ có siêu âm giúp cho chẩn đoán các bệnh lý gan mật, khối u trong ổ bụng, tử cung buồng trứng, bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lý tim mạch được chính xác hơn góp phần nâng cao chất lượng điều trị.

Từ năm 2001 - 2005 Bệnh viện đã triển khai được các kỹ thuật sau đây: phẫu thuật Laser C02 điều trị cho bệnh nhân da liễu (2001), phẫu thuật nội soi: cắt túi mật, cắt u xơ tuyến tiền liệt, phẫu thuật nội soi Tai Mũi Họng (2002), phẫu thuật nội soi: cắt ruột thừa, chụp cắt lớp vi tính,... (2004), kỹ thuật nội soi đại tràng, xét nghiệm vi sinh: CK-MB, CRP, phẫu thuật kéo dài chi, phẫu thuật sọ não (2005)

 

 

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Phẫu thuật nội soi cắt u xơ tiền liệt tuyến

Từ năm 2006 - 2010 Bệnh viện đã triển khai được các kỹ thuật sau đây: phẫu thuật Phaco (2006 - 2009 mổ được 875 ca đạt kết quả tốt); phẫu thuật cắt Amidan gây mê, cắt dạ dày toàn bộ, nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản (2006); chụp cộng hưởng từ, thay khớp háng (2007); phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày, phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột dính, phẫu thuật cắt thùy gan phải, kỹ thuật đo mật độ xương góp phần chẩn đoán các bệnh về loãng xương; làm các kỹ thuật về sinh hóa miễn dịch (2008); kỹ thuật Shock điện điều trị loạn nhịp tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, đo thính lực trong Tai mũi họng, đông máu (2009); cắt polype dạ dày, đại tràng qua nội soi, nội soi phế quản, hút đờm, điều trị các bệnh nhân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân thở máy, phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng, xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết (2010). 

 

Phẫu thuật nội soi
lấy sỏi niệu quản sau phúc mạc

Triển khai kỹ thuật Shock điện

 điều trị loạn nhịp tim

Phẫu thuật thay khớp háng 

Phẫu thuật Pharco

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển giao kỹ thuật cắt Polip dạ dày, đại tràng qua nội soi 

Phẫu thuật nội soi mũi xoang

=Năm 2011 Bệnh viện tập trung đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ cho phát triển kỹ thuật, trong năm Bệnh viện đã triển khai được 29 kỹ thuật mới đây cũng là năm Bệnh viện phát triển được nhiều kỹ thuật mới nhất từ trước đến nay, điển hình là các kỹ thuật: làm cầu nối mạch máu cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ, phẫu thuật nội soi cắt u đại tràng, cắt thùy gan trái, phẫu thuật cắt khối tá tụy, phẫu thuật chấn thương cột sống, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, phẫu thuật cắt thận nội soi, các xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư (CA 125, CA  1-3, αFP, …), thăm dò chức năng hô hấp, sinh thiết màng phổi, điều trị tràn khí màng phổi bằng gây dính màng phổi, sốc điện điều trị các loạn nhịp tim, đặt máy tạo nhịp tạm thời.

Phẫu thuật cắt khối tá tụy

Phẫu thuật cột sống

Bệnh viện còn hợp tác quốc tế để phát triển kỹ thuật: Bệnh viện phối hợp với Công ty K- implant của cộng hòa Liên Bang Đức đào tạo phẫu thuật viên thay khớp háng nhân tạo cán ngắn Spiron ở người bệnh trẻ tuổi. Tập đoàn y tế Parkway- Singapore đến bệnh viện đào tạo bệnh lý thận, tim mạch.

Chuyên gia CHLB Đức chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng Spiron

Chuyên gia Tập đoàn y tế Parkway- Singapore giảng dạy lâm sàng

Năm 2012 Bệnh viện thực hiện được các phẫu thuật: Cắt thùy gan phải, phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật và sỏi trong gan, cắt trĩ bằng phương pháp Longgo, thoát vị bẹn đặt lưới, nội soi cắt u nang buồng trứng, nội soi lấy sỏi khúc nối bể thận, phẫu thuật đưa niệu quản ra da, nội soi cắt u bàng quang, tán sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng, nội soi khớp gối, kết hợp xương bằng đinh nội tủy có chốt, thoát vị đĩa đệm, cắt tuyến vú do ung thư, sào bào thượng nhĩ kết hợp  với vá nhĩ, vá nhĩ đơn thuần, cắt amidan, nạo VA bằng kỹ thuật Humer, tiệt can xương chũm. Các kỹ thuật: thăm dò chức năng thông khí, xét nghiệm khí máu, nội soi phế quản, chụp động mạch vành, động mạch não và mạch ngoại biên bằng máy 128 lát cắt. 

Phẫu thuật nội soi khớp gối

Phẫu thuật cắt gan phải

Chụp động mạch vành, mạch não

trên máy cắt lớp 128 lát

Xử lý hình ảnh chụp cắt lớp 128 lát

Năm 2013 Bệnh viện triển khai phẫu thuật u màng não và các kỹ thuật: nội soi hô hấp, xét nghiệm cấy máu bằng máy cấy máu, định danh vi khuẩn bằng máy,  xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán các bệnh do vi khuẩn, virus.

Nội soi hô hấp

Xét nghiệm sinh học phân tử

trên máy PCR- Retime

Tập trung nguồn lực để phát triển kỹ thuật là ưu tiên hàng đầu của bệnh viện giai đoạn này, bệnh viện đã tổ chức hội nghị bàn về công tác đào tạo và phát triển kỹ thuật mới, đã xây dựng đề án phát triển kỹ thuật bệnh viện 2011-2015. Theo đó tất cả các bác sỹ mới tuyển dụng vào Bệnh viện phải được đào tạo lại kiến thức, kỹ năng thực hành một cách cơ bản. Các bác sỹ trong giai đoạn tập sự được đào tạo về đọc điện tâm đồ các bệnh lý tim mạch thường gặp, đọc film Xquang, siêu âm, sử dụng các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học. Các Bác sỹ hệ ngoại đi luân khoa : Ngoại tổng hợp, Ngoại chấn thương, làm được các kỹ thuật ngoại khoa cơ bản. Các bác sỹ hệ Nội học luân khoa Nội tim mạch, Nội tổng hợp, làm được các thủ thuật nội khoa thường gặp. Các Bác sỹ cận lâm sàng làm được các kỹ thuật xét nghiệm chuyên khoa cơ bản, kỹ thuật điện quang siêu âm cơ bản. Sau 9 tháng Bệnh viện tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn coi đây là một tiêu chuẩn chính để chuyển biên chế chính thức. Nhờ vậy các Bác sỹ khi bước vào làm ở các chuyên khoa đều có kiến thức cơ sở vững vàng.

Bệnh viện tập trung mọi nguồn lực cho công tác đào tạo cán bộ để phát triển kỹ thuật. Từ năm 2011 – 2013 Bệnh viện đã cử nhiều cán bộ và các kíp đi học tại các bệnh viện Trung ương, bệnh viện chuyên khoa và các trung tâm đào tạo trong cả nước như: cử ba bác sỹ  học phẫu thuật nội soi khớp gối, khớp vai, thay khớp gối ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, hai bác sỹ học phẫu thuật sọ não ( một tại Bệnh viện Việt Đức và một tại Thành phố Hồ Chí Minh), ba bác sỹ học nội soi hô hấp, một bác sỹ học nội soi tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai, hai bác sỹ học siêu âm tim tại viện Tim mạch Trung ương và viện tim Hà Nội,  hai bác sỹ học can thiệp tim mạch, hai bác sỹ học phẫu thuật tim mạch lồng ngực tại Bệnh viện chợ Rẫy - thành phố Hồ Chí Minh.

Các bác sỹ trẻ học can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy-TP.HCM

Giám đốc Bệnh viện thăm và động viên các bác sỹ học phẫu thuật tim, sọ não và can thiệp tim mạch tại TP. HCM

Ngoài ra Ban Lãnh đạo còn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho điều dưỡng, mở các lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp và các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu của các chuyên ngành; tạo điều kiện cho điều dưỡng tham gia tập huấn, học cử nhân, đảm bảo cho bệnh viện một đội ngũ điều dưỡng vững mạnh, tính đến năm 2011, bệnh viện đã có 316 điều dưỡng, 58 kỹ thuật viên.Từ năm 1995 đến 2012 có 50 điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo đại học, 120 điều dưỡng, kỹ thuật viên đào tạo cao đẳng, 40 điều dưỡng, kỹ thuật viên trưởng học quản lý điều dưỡng.

* Công tác dược

 Giai đoạn 1995-2013 công tác dược có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Bệnh viện không còn phải pha chế huyết thanh, dịch truyền, sản xuất thuốc nam như trước đây. Việc cung ứng thuốc vật tư hóa chất do các công ty dược đảm nhiệm. Khoa Dược  tập trung vào việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, đồng thời khoa Dược cũng triển khai hoạt động Dược lâm sàng để đánh giá sử dụng thuốc và các tác dụng không mong muốn của thuốc. Năm 2006-2007 bệnh viện tổ chức đấu thầu thuốc, lúc đầu Bệnh viện chỉ tổ chức đấu thầu hai nhóm thuốc kháng sinh và dịch truyền, sau đó tiến tới đấu thầu toàn bộ thuốc hóa chất, vật tư. Trong quá trình thực hiện, việc đấu thầu cung ứng thuốc sở y tế Thái Bình thấy không có sự thống nhất về giá thuốc giữa các cơ sở Y tế trong tỉnh, vì vậy từ năm 2008 -2010 Sở y tế tổ chức đấu thầu tập trung. Năm 2011-2013 Sở Y tế giao cho Bệnh viện đa khoa Tỉnh và một số các Bệnh viện tổ chức đấu thầu tập trung tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh.

Bên cạnh việc cung ứng, sử dụng thuốc, Bệnh viện còn tổ chức thu hồi vỏ lọ để tăng cường công tác quản lý thuốc, vật tư, hóa chất, vì vậy gần như không có tình trạng thuốc của bệnh viện bị đưa ra ngoài.

* Công tác tài chính

Giai đoạn 1995 - 2013 hoạt động tài chính của Bệnh viện có những bước chuyển biến quan trọng, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ một phần kinh phí. Ban đầu kinh phí hoạt động của bệnh viện hoàn toàn do ngân sách Nhà nước cấp, công tác tài chính chỉ làm nhiệm vụ phân bổ ngân sách và thực hiện chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước, sau đó bệnh viện thực hiện thu một phần viện phí theo Nghị định số 95/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ . Nhờ đó bệnh viện có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển chuyên môn kỹ thuật và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức.

Trong những năm đầu thực hiện thu viện phí, các cán bộ của phòng tài chính kế toán đến tận các khoa lâm sàng phối hợp với y tá hành chính để thu viện phí và thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân ra viện, chuyển viện.

Từ năm 1995 - 2000 nguồn kinh phí thu được từ hoạt động tài chính như sau:

Năm

Ngân sách cấp

Thu từ viện phí

Thu khác

Tổng thu

1995

5 146 769 000

4 254 593 000

0

9 401 362 000

1996

5 823 405 000

4 312 769 000

0

10 136 174 000

1997

6 822 620 000

7 915 270 000

0

14 737 890 000

1998

6 869 060 000

8 979 861 000

0

15 848 921 000

1999

7 657 200 000

8 073 550 000

0

15 730 750 000

2000

9 245 000 000

9 668 492 000

88.793 000

19 002 465 000

Sau một thời gian thực hiện, bệnh viện nhận thấy việc cán bộ của phòng tài chính kế toán trực tiếp xuống thu tại các khoa tuy có thuận lợi cho bệnh nhân nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý tài chính. Vì vậy bệnh viện đã tổ chức lại việc thu viện phí theo cụm.

Bệnh viện đã tổ chức đi tham quan, học tập ở một số các bệnh viện sau đó xây dựng đề án về thu một phần viện phí theo cụm. Triển khai đề án này, Bệnh viện đã tổ chức các cụm thu vịên phí tại: khoa khám bệnh, nhà Hệ ngoại, nhà Hệ nội. Việc thu viện phí theo cụm vừa tiết kiệm được nhân lực vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ phòng tài chính, vừa thuận tiện cho bệnh nhân. Hàng ngày, bệnh nhân đến khám bệnh nộp tiền tại cụm thu viện phí khoa Khám bệnh, các bệnh nhân điều trị nội trú được điều dưỡng hướng dẫn xuống các cụm thu viện phí, nộp tiền tạm ứng đến khi ra viện thì thanh toán.

Kết quả thu viện phí từ 2001 - 2013

(Đơn vị tính 1000 đồng)

Năm

Ngân sách cấp

Thu viện phí

LDLK+ XHH

Thu khác

Tổng

2001

8 984 260

12 031 466

0

38 101

21 053 827

2002

10 623 400

15 293 633

0

12 853

25 929 886

2003

9 854 900

20 355 039

98 435

96 151

31 304 525

2004

10 615 716

30 152 451

301 493

455 246

41 524 906

2005

13 729 418

41 971 462

160 769

553 463

56 415 112

2006

19 212 478

59 498 555

1 108 272

490 227

80 309 532

2007

26 811 600

78 673 364

4 257 000

520 905

110 262 869

2008

17 566 816

88 285 920

3 704 000

738 974

110 295 710

2009

18 370 016

113 334 892

3 354 000

350 538

135 409 446

2010

15 133 360

162 086 916

5 706 000

429 740

183 356 016

2011

26 431 094

148 164 952

4 882 000

39 368

179 517 414

2012

28 879 366

184 093 603

6 860 000

189 497

220 022 466

2013

32 000 000

217 366 000

6 194 000

30 000

255 590 000

Kết quả thu viện phí cho thấy nguồn ngân sách nhà nước cấp qua các năm tăng không đáng kể. Thu một phần viện phí là một chủ trương đúng đắn, góp phần quan trọng vào hoạt động khám chữa bệnh.

Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa về công tác y tế, bệnh viện liên doanh, liên kết với một số công ty thiết bị y tế để phát triển chuyên môn kỹ thuật và tạo thêm một nguồn kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh.

* Công tác tuyến

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, bệnh viện còn chú trọng đến công tác chỉ đạo tuyến. Hàng năm Bệnh viện mở các lớp đào tạo về chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện huyện, thành phố. Từ 1999-2012 bệnh viện đã tổ chức 29 lớp đào tạo với 514 cán bộ cho tuyến dưới như: phòng chống HIV/AIDS, phác đồ điều trị bệnh tả, bệnh sốt rét, Cúm A H1N1, H5N1, H7N9, gây mê hồi sức, tai mũi họng, nội khoa tiêu hóa, tim mạch, dược lâm sàng, công tác chống nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh, huyết học, hóa sinh.

Bệnh viện hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới: cử các kíp phẫu thuật ngoại khoa, chấn thương, sản khoa về tận tuyến huyện, tuyến xã trực tiếp phẫu thuật; thực hiện cung cấp máu và tổ chức thu gom máu tại chỗ để truyền máu cho những trường hợp bệnh nhân mất máu cấp. Trong 3 năm (2008-2010) bệnh viện tổ chức 631 lần đưa máu xuống bệnh viện huyện với tổng số 732 lít máu.  Chuyển giao kỹ thuật: kết hợp xương bánh chè, đọc điện tâm đồ, cắt amidal tiền mê, phẫu thuật cắt đường dò luân nhĩ, kỹ thuật đặt nội khí quản cấp cứu, hướng dẫn làm, đọc kết quả điện tâm đồ, hướng dẫn đọc phim Xquang và các kỹ thuật chụp phim Xquang cơ bản, đào tạo kỹ thuật bó bột các trường hợp gãy xương ít di lệch, kỹ thuật chọc xoang thông vòi Estache, nhét Mèche mũi sau cầm máu cho các bệnh viện huyện, thành phố.

Đặc biệt Bệnh viện được Bộ y tế cấp mã ngành đào tạo theo đề án 47, đề án 930 về việc tăng cường năng lực y tế tuyến cơ sở. Năm 2012 -2013 bệnh viện đã tổ chức đào tạo 4 lớp: Xquang cơ bản, hồi sức cấp cứu, siêu âm cơ bản, đọc điện tâm đồ và cấp cứu tim mạch cho 100 học viên là các bác sỹ của tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong khu vực Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam.

Năm 2011- 2012 để thực hiện kế hoạch phát triển kỹ thuật, bệnh viện đã cử các cán bộ đi học tại các bệnh viện Trung ương: nội soi khớp gối, khớp vai tại Viện chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, đặt máy tạo nhịp tim tạm thời ngoài cơ thể tại viện Tim trung ương, phẫu thuật ung thư sản phụ khoa tại Bệnh viện K trung ương. Bệnh viện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện Trung ương theo đề án 1816 của bộ Y tế: Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết giám đốc Bệnh viện Việt Đức, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, thạc sỹ Đinh Ngọc Sơn- phó khoa phẫu thuật thần kinh cột sống, tiến sỹ Nguyễn Quang Nghĩa - khoa Gan mật Bệnh viện Việt Đức đã về giúp Bệnh viện triển khai các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống, thay khớp háng nhân tạo, cắt gan, cắt khối tá tụy. Bệnh viện Bạch Mai cử các Bác sỹ về đào tạo và tập huấn: chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn, cập nhật các xét nghiệm vi sinh, chuyển giao kỹ thuật cắt Polip dạ dày, đại tràng nội soi. Viện Huyết học truyền máu trung ương tập huấn: chẩn đoán và điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu thường gặp, cập nhật các xét nghiệm miễn dịch di truyền, sinh học phân tử và tế bào gốc, khảo sát và giúp đỡ triển khai khoa huyết học lâm sàng.

Năm 2013 Bệnh viện được Bộ Y tế phê duyệt là Bệnh viện vệ tinh của các Bệnh viện Trung ương. Theo đề án Bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện Việt Đức sẽ giúp bệnh viện Thái Bình phát triển kỹ thuật thuộc lĩnh vực Ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình, gây mê phẫu thuật. Trung tâm ung bướu Bệnh viện Bạch Mai giúp Bệnh viện phát triển chuyên ngành ung bướu, trung tâm tim mạch Bệnh viện E giúp Bệnh viện phẫu thuật tim mở. Ngoài ra các Bệnh viện trung ương còn giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình phát triển chuyên môn kỹ thuật của các chuyên ngành khác theo đề án 1816 bằng hình thức chuyển giao trọn gói kỹ thuật. 

Bộ y tế phê duyệt Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

* Nghiên cứu khoa học

Từ 1995 - 2012 hoạt động nghiên cứu khoa học của Bệnh viện có bước phát triển vượt bậc, hàng năm bệnh viện có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Công tác nghiên cứu khoa học được đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong bệnh viện hưởng ứng và tham gia tích cực. Nhiều đề tài sáng kiến đã giành được các giải cao trong các hội thi do Liên hiệp các hội khoa học tổ chức. Nhiều cán bộ đã được cấp bằng lao động sáng tạo. Các đề tài và sáng kiến tập tung vào các lĩnh vực: chẩn đoán, điều trị, phát triển kỹ thuật mới, quản lý, tổ chức nên có tính ứng dụng và tính thực tiễn cao góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện được Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ đánh giá là đơn vị có phong trào nghiên cứu khoa học tốt. Bệnh viện đã được Bộ khoa học công nghệ tặng bằng khen.

Hội thảo khoa học thay khớp háng Spiron Hội nghị nghiệm thu đề tài NCKH cấp tỉnh

Năm 1995 – 2012 bệnh viện đã có 512 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Bệnh viện đã có 31 đề tài và sáng kiến cải tiến tham gia ba hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức, kết quả có 13 đề tài và sáng kiến cải tiến kỹ thuật đạt giải (02 giải nhì, 07 giải ba, 04 giải khuyến khích).

* Công tác kết hợp viện – trường

Bệnh viện là cơ sở đào tạo và thực hành chính của học sinh hai trường Đại học Y Thái Bình và Cao đẳng Y Thái Bình. Bệnh viện đã phối hợp chặt chẽ với các trường trong công tác đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên. Trong những năm qua  hàng nghìn học sinh, sinh viên, học viên sau đại học, lưu học sinh Lào, Campuchia học tập tại bệnh viện đã tốt nghiệp. Việc kết hợp viện trường trong công tác đào tạo góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế cho cả nước đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Những năm gần đây, để tăng cường công tác kết hợp viện trường, ngày 10-4-1997 Bộ Trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 597/BYT - QĐ chỉ định Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Thái Bình vì vậy vai trò trách nhiệm của bệnh viện trong công tác đào tạo thực hành được nâng lên. Đặc biệt về công tác tổ chức cán bộ đã có sự bổ nhiễm chéo lãnh đạo của hai đơn vị. 

Hội nghị kết hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh – Trường Đại học Y Thái Bình

Tháng 7/2006 BSCKII Nguyễn Như Chiến Giám đốc bệnh viện,  tháng 12/2011  Bác sỹ Hà Quốc Phòng - giám đốc Bệnh viện được bổ nhiệm phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình.  Tháng 8/2007 GS.TS Lương Xuân Hiến - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình được bổ nhiệm phó Giám đốc bệnh viện.

* Công tác thi đua khen thưởng

Cùng với việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến, tăng cường giáo dục y đức cho cán bộ công chức, bệnh viện còn chú trọng đến các phong trào thi đua, đây là một giải pháp quan trọng giúp bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này phong trào thi đua của bệnh viện phát triển rất mạnh mẽ, được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ công chức, từ phong trào đó đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến.

Từ 1995-2012 đã có nhiều tập thể và cá nhân đạt các danh hiệu thi đua: 13 năm đạt Bệnh viện xuất sắc  và xuất sắc toàn diện(2000-2012). Bệnh viện được tặng ba huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba (2002, 2008, 2013), được tặng bốn bằng khen và cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ (2001, 2007, 2012), 25 bằng khen của Bộ Y tế và các Bộ ban ngành (2000-2012), 06 bằng khen của  UBND tỉnh. Nhiều khoa phòng và các cá nhân được tặng huân chương và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành đoàn thể Trung ương và địa phương.

Bác sỹ Vũ Thị Diện khoa Nội tim mạch được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XII (2006-2011).

5.4. Công tác xây dựng Đảng và hoạt động của các tổ chức đoàn thể

5.4.1. Công tác xây dựng Đảng

Giai đoạn 1995-2013, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiến hành 6 kỳ Đại hội (đại hội lần thứ 21 đến 27).

* Đại hội lần thứ 21 nhiệm kỳ 1994 -1995 họp ngày 29/9/1994 bầu ra ban chấp hành gồm 11 đồng chí (thường vụ 3 đồng chí): Đồng chí Phan Thanh Ngọc bí thư, đồng chí Nhâm Đình Hùng phó bí thư.

* Đại hội lần thứ 22 nhiệm kì 1996- 1999 diễn ra trong 02 ngày 24-25/01/1996. Đại hội bầu ban chấp hành Đảng uỷ mới gồm 11 đồng chí (thường vụ 3 đồng chí): đồng chí Phan Thanh Ngọc bí thư, đồng chí Nhâm Đình Hùng phó bí thư. Đến tháng 9/1998 đồng chí Phan Thanh Ngọc nghỉ hưu ban chấp hành Đảng uỷ đã bầu đồng chí Nhâm Đình Hùng - phó bí thư làm bí thư Đảng uỷ.

* Đại hội lần thứ 23 nhiệm kì 1999- 2000 họp trong 02 ngày 09-10/4/1999 có 90 đại biểu. Đại hội đã bầu ra ban chấp hành gồm 13 đồng chí (thường vụ 4 đồng chí): đồng chí Nhâm Đình Hùng bí thư Đảng uỷ, đồng chí Nguyễn Minh Kháng phó bí thư.    *Đại hội lần thứ 24 nhiệm kỳ 2000- 2003 họp hai ngày 12-13/10/2000 có 96 đại biểu. Đại hội đã bầu ban chấp hành Đảng uỷ mới 13 đồng chí (thường vụ 3 đồng chí) : Đồng chí Nhâm Đình Hùng bí thư, đồng chí Vũ Tăng Gia phó bí thư.

* Đại hội khoá 25 nhiệm kì 2003-2005 họp hai ngày 28-29/9/2003 có 113 đại biểu. Đại hội đã bầu ban chấp hành Đảng uỷ mới gồm 15 đồng chí (thường vụ có 3 đồng chí): đồng chí Nhâm Đình Hùng bí thư, Vũ Tăng Gia phó bí thư.

* Đại hội khoá 26 nhiệm kì 2005- 2010 họp hai ngày 12 - 13/8/2008 có đại biểu. Đại hội đã bầu ban chấp hành Đảng uỷ mới gồm 13 đồng chí (thường vụ có 3 đồng chí): đồng chí Nhâm Đình Hùng bí thư Đảng uỷ, đồng chí Vũ Tăng Gia phó bí thư Đảng uỷ.  Đến cuối tháng 3/2007 đồng chí Nhâm Đình Hùng bí thư Đảng ủy nghỉ hưu. Ngày 6/4/2007 Đảng ủy bệnh viện đã họp bầu: đồng chí Nguyễn Như Chiến bí thư Đảng ủy.

* Đại hội lần thứ 27 nhiệm kì 2010- 2015 họp hai ngày 30-31 /5/2010 có 203 đại biểu (188 chính thức, 15 dự bị). Đại hội đã bầu ban chấp hành Đảng uỷ khoá mới gồm 13 đồng chí (thường vụ có 3 đồng chí): đồng chí Hà Quốc Phòng được bầu làm bí thư Đảng uỷ, đồng chí Lại Đức Trí phó bí thư.

Đại hội Đảng bộ bệnh viện lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2010 - 2015

Về tổ chức cơ sở Đảng, các chi bộ được thành lập trên cơ sở số lượng đảng viên và  chức năng nhiệm vụ của các khoa phòng ban.

Từ năm 1991 - 1996 Đảng bộ bệnh viện có 21 chi bộ: chi bộ phòng khám bệnh, chi bộ khoa nội A, chi bộ khoa nội B, chi bộ khoa nhi, chi bộ khoa lây, chi bộ khoa ngoại, chi bộ khoa chấn thương, chi bộ khoa sản, chi bộ khoa Gây mê phẫu thuật, chi bộ khoa hồi sức cấp cứu,  chi bộ 3 chuyên khoa (mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng), chi bộ khoa dược; chi bộ liên khoa (đông y, thần kinh, da liễu, lý liệu pháp, truyền nhiễm);  chi bộ các khoa cận lâm sàng (huyết học, sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh, Xquang); chi bộ ban bảo vệ sức khoẻ; chi bộ giám định y khoa; chi bộ phòng điều dưỡng; chi bộ phòng tổ chức cán bộ; chi bộ phòng hành chính quản trị;  chi bộ phòng tài vụ -  khoa dinh dưỡng; chi bộ phòng y vụ - vật tư.

Từ 1998- 2005 để đảm bảo sự lãnh đạo một cách thuận lợi có hiệu quả. Các chi bộ cận lâm sàng huyết học, sinh hoá, vi sinh, giải phẫu bệnh, X quang đã tách thành 02 chi bộ: chi bộ xét nghiệm (sinh hoá, huyết học, vi trùng) và chi bộ xquang. Tách chi bộ liên khoa (đông y, thần kinh, da liễu, lý liệu pháp) thành 3 chi bộ: chi bộ thần kinh, chi bộ khoa truyền nhiễm và chi bộ liên khoa (đông y, da liễu, lý liệu pháp). Ban bảo vệ thành lập chi bộ riêng. Năm 2000 Bệnh viện phụ sản thành lập, chi bộ khoa Sản tách khỏi Đảng Bộ Bệnh viện. Đảng bộ Bệnh viện có 23 chi bộ: chi bộ khoa nội A, chi bộ khoa nội B, chi bộ khoa khám bệnh, chi bộ khoa hồi sức cấp cứu, chi bộ khoa truyền nhiễm, chi bộ liên khoa (đông y, da liễu, lý liệu pháp), chi bộ khoa nhi, chi bộ khoa ngoại tổng hợp, chi bộ khoa chấn thương, chi bộ gây mê hồi sức, chi bộ 3 chuyên khoa, chi bộ chẩn đoán hình ảnh, chi bộ khoa huyết học truyền máu, chi bộ khoa sinh hoá, vi sinh, chi bộ khoa dược, chi bộ  phòng tổ chức hành chính, chi bộ phòng tài chính kế toán, chi bộ phòng quản trị, chi bộ liên phòng (kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng, vật tư kỹ thuật), chi bộ bảo vệ, chi bộ vận chuyển cấp cứu 05, chi bộ ban bảo vệ sức khoẻ, chi bộ giám định y khoa.

Từ năm 2005- 2006, chuyển chi bộ cấp cứu 05, chi bộ Ban bảo vệ sức khoẻ, chi bộ giám định y khoa sinh hoạt chung với Đảng bộ cơ quan Sở y tế. Năm 2005, tách chi bộ khoa Nội B thành hai chi bộ: chi bộ khoa nội Tim mạch và chi bộ khoa Nội B. Đảng bộ Bệnh viện còn 22 chi bộ : chi bộ khoa nội A, chi bộ khoa nội B, chi bộ khoa nội Tim mạch, chi bộ khoa khám bệnh, chi bộ liên khoa(đông y, da liễu, lý liệu pháp), chi bộ khoa Truyền nhiễm, chi bộ khoa hồi sức cấp cứu, chi bộ khoa thần kinh, chi bộ khoa ngoại(ngoại tổng hợp, ngoại tiết niệu), chi bộ khoa chấn thương, chi bộ khoa gây mê hồi sức, chi bộ 3 chuyên khoa (Mắt, Răng hàm mặt, tai mũi họng),  chi bộ khoa chẩn đoán hình ảnh,  chi bộ khoa huyết học truyền máu, chi bộ khoa (hóa sinh, vi sinh), chi bộ khoa dược,  chi bộ phòng tổ chức hành chính,  chi bộ phòng tài chính kế toán, chi bộ phòng quản trị, chi bộ liên phòng (kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng, vật tư kỹ thuật), chi bộ bảo vệ, chi bộ khoa nhi.

Từ năm 2007 tách khoa nhi thành lập Bệnh viện nhi, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa còn 21 chi bộ.

Ngày 12-7-2012 thường vụ Đảng ủy họp, quyết định tách một số chi bộ: chi bộ phòng quản trị, khoa chống nhiễm khuẩn được tách làm 2 chi bộ: chi bộ phòng quản trị và chi bộ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Chi bộ khoa Ngoại tổng hợp tách thành 03 chi bộ: chi bộ khoa Ngoại tổng họp, chi bộ khoa ngoại tiết niệu, chi bộ khoa Ung bướu. Chi bộ khoa nội B tách thành 02 chi bộ: chi bộ khoa Nội B, chi bộ khoa Nội tiết. Như vậy đến thời điểm này, Đảng bộ bệnh viện có: 25 chi bộ: Chi bộ khoa khám bệnh, chi bộ khoa (điều trị tích cực chống độc, cấp cứu, thận nhân tạo), chi bộ khoa Nội A, chi bộ khoa (Nội B- Nội tiêu hóa), chi bộ khoa Nội tim mạch, chi bộ khoa Nội tiết, chi bộ khoa Thần kinh, chi bộ khoa truyền nhiễm, chi bộ liên khoa (đông y, da liễu, phục hồi chức năng), chi bộ khoa Ngoại tổng hợp, chi bộ khoa Ngoại tiết niệu, chi bộ khoa Ung bướu, chi bộ khoa (chấn thương chỉnh hình - bỏng, khoa phẫu thuật thần kinh cột sống), chi bộ khoa gây mê phẫu thuật, chi bộ ba chuyên khoa (Mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng), chi bộ khoa Kiểm sóat nhiễm khuẩn, chi bộ khoa Dược, chi bộ khoa (huyết học, Sinh hóa, giải phẫu bệnh), chi bộ khoa (vi sinh, chẩn đoán hình ảnh), chi bộ phòng tổ chức hành chính, chi bộ phòng tài  chính kế toán, chi bộ phòng quản trị, chi bộ liên phòng (kế hoạch tổng hợp, công nghệ thông tin, chỉ đạo tuyến, điều dưỡng, vật tư kỹ thuật), chi bộ ban bảo vệ, chi bộ giám định y khoa.

Trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội từ 1996- 2013 Đảng bộ Bệnh viện đa khoa tỉnh luôn nêu cao vai trò lãnh đạo của mình dựa trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cán bộ công chức làm chủ. Đảng bộ luôn bám sát nghị quyết của Đảng cấp trên đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ của cơ quan đơn vị để đưa ra nghị quyết lãnh đạo cho sát với thực tế phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ. Đảng bộ Bệnh viện lãnh đạo Bệnh viện trên toàn bộ các lĩnh vực công tác:

* Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Hoạt động khám chữa bệnh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh viện. Hàng năm Đảng ủy đã ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác này, nhờ đó tất cả các chỉ tiêu trong công tác khám chữa đều vượt kế hoạch đề ra. Đảng ủy còn lãnh đạo các khoa phòng thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, các quy định của ngành, của đơn vị, đề cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, tâm lý tiếp xúc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Phát triển kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động chuyên môn, đây là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, giảm tải Bệnh viện. Đảng ủy bệnh viện đã chỉ đạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị từ nhiều nguồn, đào tạo cán bộ để phát triển kỹ thuật.

Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến cũng được Đảng ủy tập chung chỉ đạo. Hàng năm, bệnh viện cử nhiều cán bộ đi học chuyên khoa I, chuyên khoa II, cao học, chuyên khoa định hướng, học kỹ thuật cao, sửa chữa trang thiết bị y tế tại các trường đại học và các Bệnh viện trung ương ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện có hàng chục đề tài nhiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngoài ra bệnh biện đã làm tốt công tác chỉ đạo tuyến.

* Lãnh đạo xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan

Đảng ủy luôn làm tốt công tác xây dựng Đảng, tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới toàn thể cán bộ Đảng viên trong cơ quan. Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, triển khai kịp thời có hiệu quả các đợt sinh họat chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ Đảng viên tuyệt đối tin tưởng đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo lọan lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy tập trung xây dựng ban chấp hành vững mạnh, xây dựng các chi bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, đổi mới sinh họat chi bộ, làm tốt công tác phát triển Đảng.

Qua 6 kỳ đại hội, Đảng bộ đã kết nạp được 244 đảng viên, mặc dù số đảng viên trong đảng bộ hàng năm luôn có những biến động: Đảng viên nghỉ hưu, đảng viên chuyển công tác, đảng viên của chi bộ khoa Sản, chi bộ khoa Nhi tách ra nhưng số đảng viên trong đảng bộ Bệnh viện qua mỗi kỳ đại hội đều tăng. Trong công tác phát triển đảng bên cạnh về số lượng, đảng bộ còn đặc biệt coi trọng chất lượng đảng viên. Các đảng viên mới được kết nạp thực sự là các đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, được quần chúng tín nhiệm cao, hàng năm tổng kết công tác Đảng, Đảng bộ đều đánh giá, phân loại chi bộ và chất lượng đảng viên.

Kết quả xếp loại chi bộ và Đảng viên  trong 10 năm từ 2003 - 2012:

Năm

TS chi bộ

Xếp loại chi bộ

TS Đảng viên

Xếp loại Đảng viên

TSVM

HTNV

HTXSNV

HTTNV

HTNV

2003

22

11

11

16

21

187

9

2004

19

15

4

214

28

145

47

2005

20

18

02

191

46

186

5

2006

20

1

01

200

34

180

08

2007

20

18

02

206

37

204

02

2008

21

20

01

208

31

176

01

2009

21

20

01

206

31

174

01

2010

21

20

01

216

36

180

01

2011

21

17

03

237

33

200

04

2012

25

22

03

271

38

232

01

Đảng ủy còn tập trung đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước cho các Đảng viên. Trong 18 năm (1995-2013) Đảng bộ đã có 3 đồng chí học cao cấp chính trị, 87 đồng chí học trung cấp chính trị, 50 đồng chí học quản lý nhà nước hệ chuyên viên. 

Ngoài ra Đảng ủy còn tập trung công tác kiểm tra giám sát, hàng năm ủy ban kiểm tra của Đảng ủy xây dựng kế hoạch giám sát thường xuyên, giám sát theo chuyên đề, nhờ làm tốt công tác kiểm tra giám sát mà các hoạt động công tác Đảng của Bệnh viện đi vào nề nếp, chất lượng sinh họat chi bộ được nâng cao, điều lệ Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh.

* Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng

Đảng ủy Bệnh viện luôn quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Đảng ủy chỉ đạo các đoàn thể tổ chức thành công các kỳ đại hội, tạo điều kiện động viên, khuyến khích các đoàn thể hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần vào xây dựng cơ quan đơn vị đồng thời chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của mỗi đoàn viên, hội viên. Nhiều năm liền công đoàn Bệnh viện đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh, đoàn thanh niên Bệnh viện là đơn vị dẫn đầu trong đoàn khối các cơ quan tỉnh, hội Cựu chiến binh Bệnh viện đạt danh hiệu Hội Cựu chiến binh trong sạch, vững mạnh.

 5.4.2. Tổ chức Công đoàn

Từ 1995 - 2013 dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bệnh viện, công đoàn Bệnh viện đã tiến hành 8 kỳ đại hội. Các đồng chí: Vũ Tăng Gia, Nguyễn Như Chiến, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Trọng Khìn, Vũ Thị Thúy lần lượt được bầu làm chủ tịch công đoàn; phó chủ tịch lần lượt là: Đồng chí Lê Thị Phượng, Trần Xuân Lợi, Vũ Văn Sử, Lại Đức Trí và Lương Hồng Thái.

Ban chấp hành công đoàn nhiệm kỳ 2012-2015

Ban chấp hành đã ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền. Hàng nămBan chấp hành đã cùng với chính quyền tổ chức tốt hội nghị cán bộ, viên chức. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng xuyên suốt quá trình hoạt động Bệnh viện trên tất cả các lĩnh vực trong một năm, các vấn đề quan trọng cơ bản gồm: kế hoạch công tác và giải pháp thực hiện, quy chế chi tiêu nội bộ, quy định xét thưởng viện phí. Quy chế đã giúp cho việc điều hành hoạt động khen thưởng, giảm thưởng nên đã có tính động viên cao, phòng ngừa tiêu cực có thể xảy ra. Là tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của Bệnh viện, Công đoàn luôn phát huy tốt 3 chức năng nhiệm vụ chính của Tổ chức Công đoàn.

Công đoàn Bệnh viện và các đơn vị đã tổ chức quán triệt tới toàn thể cán bộ đoàn viên về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành. Học tập 12 điều quy định về y đức, quy tắc ứng xử của Bộ y tế ban hành, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gương anh hùng Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm, điều lệ công đoàn. Hàng quý, Chủ tịch công đoàn tổ chức hội nghị ban chấp hành Công đoàn mở rộng và mời giám đốc Bệnh viện cùng dự để nghe báo cáo, nắm bắt ý kiến của Đại diện Công đoàn các đơn vị và đóng góp, triển khai các hoạt động Bệnh viện tới Ban chấp hành công đoàn mở rộng nên các Đoàn viên hiểu hơn về hoạt động của Bệnh viện. 

Ban chấp hành công đoàn tham gia công tác quản lý Bệnh viện hết sức tích cực và hiệu quả: Tham gia xây dựng  kế hoạch của Bệnh viện, nhất là kế hoạch phát triển tổng thể Bệnh viện hàng năm, 5 năm, tầm nhìn 20 năm… Các Ủy viên Ban chấp hành là ủy viên của các Hội đồng do Giám đốc thành lập: Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật; Hội đồng khoa học; Hội đồng thuốc và điều trị; Hội đồng xét thưởng viện phí….Giám sát các hoạt động của các Cán bộ Đoàn viên và hoạt động điều hành của Lãnh đạo Bệnh viện thông qua vai trò của Ban thanh tra Nhân dân, Ủy ban kiểm tra công đoàn.

Bệnh viện là đơn vị có số lượng đoàn viên công đoàn đông (từ 500 đến 800 đoàn viên) nhưng công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ đoàn viên đã được ban chấp hành công đoàn qua các kỳ đại hội hết sức quan tâm. Công đoàn đã thường xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ của nhà nước đối với đoàn viên công đoàn. Ban chấp hành đã cùng ban lãnh đạo bệnh viện triển khai các hoạt động nâng cao đời sống cán bộ: tổ chức coi xe đạp, xe máy, các dịch vụ quầy quán, làm thêm thứ bảy, chủ nhật để phục vụ người bệnh. Mỗi năm tăng thu nhập từ 30.000 đồng/ tháng (1995) lên 2,5 triệu đồng/tháng (2012). Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất công đoàn còn quan tâm đến việc chăm lo đời sống tinh thần của các đoàn viên: Tổ chức cho công đoàn viên đi tham quan, nghỉ mát vào các dịp hè.

Ban chấp hành công đoàn qua các nhiệm kỳ đã tổ chức phát động các phong trào thi đua phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của bệnh viện. Mỗi năm phát động từ 3 đến 4 đợt thi đua với nội dung: chuyên môn, y đức, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, mỗi đợt thi đua có phát động sơ kết, đánh giá và biểu dương , khen thưởng nên đã có tác dụng động viên cán bộ công chức hoàn thành tốt  nhiệm vụ. Phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phụ nữ hai giỏi” thường xuyên được duy trì. Động viên các đoàn viên tích cực tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật Thái Bình do Liên hiệp các hội khoa học Thái Bình tổ chức, mỗi đợt có từ 8-12 giải pháp dự thi và đạt nhiều giải nhất, nhì, ba, khuyến khích.

Ban nữ công bệnh viện đã đóng góp rất tích cực trong tổ chức các hoạt động của phụ nữ. Hàng năm nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ban đã tổ chức các buổi báo cáo khoa học dành cho cán bộ nữ; tổ chức tọa đàm “Văn hóa ứng xử của phụ nữ bệnh viện Đa khoa”, “Phụ nữ bệnh viện trong phòng chống HIV/AIDS”, “Phụ nữ bệnh viện trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ban còn tổ chức các hội nghị mời các chuyên viên nói về vai trò của phụ nữ, Y đức, quy tắc ứng xử.

Công đoàn đã tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa: bệnh viện nhận phụng dưỡng hai bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Đông Hưng và Thành phố, thường xuyên thăm hỏi hai gia đình liệt sỹ là cán bộ bệnh viện đã hy sinh: Liệt sỹ Hoàng Thị Duyên (Vũ Thư) và liệt sỹ Thái Văn Đang (Hưng Hà), xây dựng hai nhà tình nghĩa tặng cho các đối tượng chính sách  ở Đông Hưng và Kiến Xương.

Hàng năm nhân dịp lễ tết ban Lãnh đạo cùng công đoàn bệnh viện tổ chức tặng quà cho các gia đình chính sách, người nghèo tại các huyện: Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy …Ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, nạn nhân da cam, phòng chống bão lũ, động đất, thiên tai.

Phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao của Bệnh viện trong giai đoạn này được đông đảo cán bộ đoàn viên công đoàn tham gia nhiệt tình và sôi nổi. Bệnh viện được đánh giá là một trong những đơn vị có phong trào văn hóa, thể thao dẫn đầu ngành y tế và đã giành được nhiều giải thưởng tập thể và cá nhân qua các kỳ hội thi, hội diễn. Hầu hết các hội diễn, Hội thao của ngành, tỉnh, của Bộ Y tế và của công đoàn các cấp đều có đóng góp của đoàn viên công đoàn bệnh viện. Hoạt động của công đoàn Bệnh viện đã được các cấp các ngành đánh giá rất cao, công đoàn bệnh viện đã được tặng nhiều cờ, bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 11 lần (2003, 2005,  2006, 2008-2011), Công đoàn Y tế Việt nam 13 lần (các năm 1993, 2000-2010), Liên đoàn Lao động Tỉnh 8 lần (các năm 1996, 1998, 2002, 2004, 2005, 2007, 2009, 2012). 

5.4.3. Tổ chức Đoàn thanh niên

Năm 1997 tổ chức đoàn thanh niên bệnh viện hoạt động trở lại sau gần 10 năm gián đoạn, ban chấp hành lâm thời gồm 7 đồng chí, đồng chí Trần Thị Chu Quý giữ chức vụ bí thư, lúc này cả bệnh viện có trên 30 đoàn viên. Từ đó đến nay trải qua 5 nhiệm kỳ đại hội:

+ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2001-2003, bầu ban chấp hành gồm 13 đồng chí: đồng chí Lại Đức Trí giữ chức vụ bí thư, đồng chí Lê Như Quỳnh và đồng chí Đào Thị Việt Hà giữ chức vụ phó bí thư. Tổng số đoàn viên toàn viện hơn 130 đồng chí, chia thành 5 chi đoàn: Chi đoàn hệ ngoại, Chi đoàn hệ nội, Chi đoàn Sản , Chi đoàn (Cận lâm sàng, 3 chuyên khoa, Hồi sức cấp cứu), Chi đoàn Tài chính kế toán, Dược, Đông Y, Phục hồi chức năng). Cuối năm 2003 Chi đoàn Sản chuyển về Bệnh viên Phụ sản khoảng 30 đoàn viên.

+ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2004-2007, bầu ban chấp hành gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Thị Chu Quý giữ chức vụ bí thư, đồng chí Lê Như Quỳnh và đồng chí Đàm Thu Hiền giữ chức vụ phó bí thư. Tổng số đoàn viên toàn viện bắt đầu tăng dần hơn 140 đoàn viên, chia thành 4 chi đoàn: Chi đoàn hệ ngoại, Chi đoàn hệ nội, Chi đoàn (Phòng ban, Cận lâm sàng, 3 chuyên khoa, Hồi sức cấp cứu), Chi đoàn (Tài chính kế toán, Dược, Đông Y, Da liễu, Phục hồi chức năng).

+ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2007-2009, bầu được ban chấp hành gồm 13 đồng chí. Đồng chí  Trần Thị Chu Quý giữ chức vụ bí thư, đồng chí Trần Văn Dũng giữ chức vụ phó bí thư. Tổng số đoàn viên toàn viện thời gian này lên đến 284 đoàn viên chiếm gần 50%  cán bộ bệnh viện, sinh hoạt tại 4 chi đoàn: Chi đoàn hệ ngoại, Chi đoàn hệ nội, Chi đoàn (Phòng ban, Cận lâm sàng, 3 chuyên khoa, Hồi sức cấp cứu), Chi đoàn (Tài chính kế toán, Dược, Đông Y, Da liễu, Phục hồi chức năng, Vật tư kỹ thuật). Quý I năm 2008 phân đoàn Nhi chuyển về Bệnh viện Nhi khoảng 25 đoàn viên. Trong nhiệm kỳ này có nhiều sự thay đổi về nhân sự ban chấp  hành do các đồng chí chuyển công tác và đi học sau đại học: đồng chí Đỗ Mạnh Toàn được bầu bổ sung thay đồng chí Trần Chu Quý giữ chức vụ bí thư; đồng chí Trần Khánh Thu thay đồng chí Trần Văn Dũng giữ chức vụ phó bí thư.

+ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2010-2012, bầu ban chấp hành gồm 11 đồng chí, đồng chí Trần Khánh Thu giữ chức vụ bí thư, đồng chí Lê Như Quỳnh giữ chức vụ phó bí thư. Tổng số đoàn viên toàn viện thời gian này lên đến 296 đoàn viên, chia thành 4 chi đoàn: Chi đoàn hệ ngoại, Chi đoàn hệ nội, Chi đoàn (Phòng ban, Cận lâm sàng, 3 chuyên khoa, Hồi sức cấp cứu), Chi đoàn (Tài chính kế toán, Dược, Đông Y, Da liễu, Phục hồi chức năng, Vật tư kỹ thuật).

+ Đại hội Đoàn nhiệm kỳ 2012-2014, bầu ban chấp hành gồm 13 đồng chí, đồng chí Trần Khánh Thu giữ chức vụ bí thư, đồng chí Đỗ Tất Thành, đồng chí Phạm Đức Chịnh giữ chức vụ phó bí thư. Tổng số đoàn viên toàn viện thời gian này lên đến 355 đoàn viên, chia thành 8 chi đoàn: Chi đoàn Hệ ngoại: Gồm 3 phân đoàn Ngoại tổng hợp, Ngoại tiết niệu, Ung bướu; Chi đoàn (Chấn thương chỉnh hình- Phẫu thuật thần kinh- Gây mê hồi sức); Chi đoàn (Nội A, Nội B, Nội tiết); Chi đoàn (Nội tim mạch- Thần kinh- Truyền nhiễm); Chi đoàn (Hồi sức tích cực chống độc - Thận nhân tạo - Cấp cứu – khoa Khám bệnh); Chi đoàn (3 chuyên khoa - phòng ban); Chi đoàn Cận lâm sàng; Chi đoàn (Dược - Đông y - Phục hồi chức năng). 

Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, đoàn thanh niên đã có những hoạt động thiết thực như: giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh niên, triển khai có hiệu quả Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp, đặc biệt tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động: “Tuổi trẻ khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh hoc tập và làm theo lời Bác”, Buồng bệnh “Đặng Thùy Trâm ”, “ Thanh niên làm theo lời Bác ”, “Xung kích tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng”,Đền ơn đáp nghĩa”, “Hiến máu nhân đạo”  trong toàn viện. Thông qua các hoạt động: toạ đàm về chế độ giao tiếp trong bệnh viện, viết nhật ký công tác, giao lưu, thi đua thực hiện nghiêm túc các quy định về Y đức, quy chế của ngành, các quy định của bệnh viện… giúp đoàn viên thanh niên luôn yên tâm công tác, tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Bệnh viện nhiệm kỳ 2007-2009

Đoàn thanh niên bệnh viện khám sức khỏe cho các đối tượng chính sách xã Quang Trung, huyện Kiến Xương 

Đoàn thanh niên bệnh viện đã kết hợp cùng Hội Cựu chiến binh tổ chức các chuyến tham quan những khu di tích lịch sử như: Thành cổ Quảng trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Ngã ba Đồng Lộc và thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần yêu nước, đức hy sinh, lòng dũng cảm và tính xung kích của thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

Công tác chuyên môn luôn đ­ược coi là nhiệm vụ trọng tâm. Hầu hết các Đoàn viên  là kỹ thuật viên, Điều dưỡng viên do đó Đoàn thanh niên bệnh viện đã tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của điều d­ưỡng nh­ư công tác “Chăm sóc ngư­ời bệnh toàn diện”. Các đoàn viên thanh niên là bác sỹ đã tích cực học sau đại học và tham gia nghiên cứu khoa học, tiếp cận các kỹ thuật mới, kỹ thuật mũi nhọn.

Công tác phát triển Đảng là hoạt động đ­ược Đoàn thanh niên bệnh viện quan tâm, chú trọng và thực hiện thư­ờng xuyên. Đoàn thanh niên đã giới thiệu được nhiều đoàn viên ưu tú cho Đảng và đã có nhiều đồng chí được kết nạp Đảng.

Bằng những hoạt động của mình tổ chức Đoàn Thanh niên bệnh viện đã khẳng định là cơ sở đoàn vững mạnh của tỉnh, nhiều năm liên tục là đơn vị xuất sắc dẫn đầu Đoàn khối các cơ quan tỉnh. Được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao 10 bằng khen (2002-2010, 2012). Nhiều tập thể, cá nhân nhiều năm liền được nhận bằng khen, giấy khen của Tỉnh đoàn và Đoàn khối các cơ quan tỉnh. Tiêu biểu trong giai đoạn này có đồng chí Trần Thị Chu Quý, đồng chí Lê Như Quỳnh nhiều năm liền được nhận bằng khen của trung ương Đoàn, đồng chí Vũ Mạnh Hùng được tuyên dương là cá nhân có thành tích trong phong trào hiến máu nhân đạo, đồng chí Trần Khánh Thu được tuyên dương là trong 10 gương mặt đảng viên trẻ tiêu biểu của tỉnh, trong 82 bí thư đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc.

5.4.4.  Hội cựu chiến binh

Ngày 21/4/2003 Đảng ủy Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ra quyết định số 232/QĐ-ĐU về việc thành lập ban vận động thành lập hội cựu chiến binh cơ sở gồm 5 đồng chí: Vũ Tăng Gia - trưởng phòng Tổ chức hành chính, trưởng ban; Các ủy viên gồm đồng chí: Nguyễn Trọng Khìn - phó giám đốc Bệnh viện, Nguyễn Thị Phương Hoa chủ tịch công đoàn, Lê Hữu Quang trưởng khoa Dược, Trần Xuân Lợi phó phòng Điều dưỡng. Ban vận động căn cứ vào tiêu chuẩn, điều lệ hội Cựu chiến binh lập danh sách và vận động Cựu chiến binh các đơn vị tham gia hội Cựu chiến binh Bệnh viện.

Ngày 18/6/2003 Ban chấp hành hội Cựu chiến binh các cơ quan tỉnh ra quyết định số 57/QĐ-CCB thành lập hội cựu chiến binh Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thái Bình gồm 82 hội viên, trực thuộc hội cựu chiến binh các cơ quan tỉnh và chỉ định ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí: Vũ Tăng Gia chủ tịch hội, Nguyễn Thị Phương Hoa - phó Chủ tich hội. Ủy viên ban chấp hành gồm: đồng chí  Nguyễn Trọng Khìn, Lê Hữu Quang, Nguyễn Minh Kháng, Hoàng Thanh Bình, Trần Xuân Lợi.

Ngày 09/7/2003 Lễ thành lập và Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2003 - 2006 Hội Cựu chiến binh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình được tổ chức. Đại hội có 71/82 đồng chí tham dự và bầu ra ban chấp hành gồm 7 đồng chí:  đồng chí Vũ Tăng Gia chủ tịch hội, đồng chí  Nguyễn Thị Phương Hoa - phó Chủ tich hội. Ủy viên ban chấp hành gồm: đồng chí  Nguyễn Trọng Khìn, Lê Hữu Quang, Nguyễn Minh Kháng, Hoàng Thanh Bình, Trần Xuân Lợi.

Hội cựu chiến binh gồm 4 chi hội:  Chi hội hệ Nội: 29 hội viên, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh chi hội trưởng. Chi hội hệ Ngoại: 16 hội viên, đồng chí Nguyễn Minh Kháng chi hội trưởng. Chi hội cận lâm sàng, Dược: 15 hội viên, đồng chí Lê Hữu Quang chi hội trưởng. Chi hội phòng ban: 22 hội viên, đồng chí Trần Xuân Lợi chi hội trưởng.

Trong nhiệm kỳ có sự thay đổi nhân sự trong ban chấp hành. Năm 2005 đồng chí Khìn được bổ nhiệm phó giám đốc sở Y tế chuyển sinh hoạt về Hội Cựu chiến binh Sở Y tế, đồng chí Hoa phó chủ tịch hội nghỉ hưu chuyển sinh hoạt về nơi cư trú.

Đại hội lần thứ hai nhiệm kỳ 2007 -2012 họp ngày 18/1/2007 có 62/67 hội viên tham dự. Đại hội bầu ra ban chấp hành gồm 5 đồng chí: đồng chí Vũ Tăng Gia chủ tịch hội, đồng chí Hà Quốc Phòng phó chủ tịch, các ủy viên gồm đồng chí: Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Mạnh Nghĩa, Bùi Văn Khích.

Nhiệm kỳ hai có 5 chi hội: Chi hội khoa Ngoại tổng hợp, chấn thương, Gây mê phẫu thuật, 3chuyên khoa (Mắt, Răng Hàm mặt, Tai mũi họng)và Hồi sức cấp cứu gồm 11 hội viên, đồng chí  Nguyễn Mạnh Nghĩa – Chi Hội trưởng. Chi hội khoa: Nội B, Tim mạch, Da liễu, Phục hồi chức năng, Thần kinh, Dược, Đông Y  gồm 13 hội viên, đồng chí Bùi Văn Khích – Chi Hội trưởng. Chi hội khoa: Truyền nhiễm, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh việnNhi, bộ phận làm sạch  gồm 10 hội viên, đồng chí Phạm Tiến Mỹ – Chi Hội trưởng. Chi hội: Phòng Quản trị,BanBảo vệ, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa khám bệnh, khoa Vi sinhgồm 17 hội viên, đồng chí Đinh Văn Thoán – Chi Hội trưởng. Chi hội: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán,phòngĐiều dưỡng,phòng vật tư kỹ thuật, khoaNộiA  gồm 16 hội viên, đồng chí Trần Xuân Lợi– Chi Hội trưởng.

Đến giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Cựu chiến binh có thay đổi về nhân sự: Tháng 12/2009 đồng chí Khích chuyển công tác đi Hà Nội, tháng 3/2010 đồng chí Gia nghỉ hưu, tháng 4/2010 đồng chí Nghĩa chuyển sang làm giám đốc Bệnh viện Mắt Thái Bình. Hội Cựu chiến binh Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề nghị kiện toàn tổ chức. Tháng 5/2010 Ban chấp hành hội nghị chiến binh các cơ quan tỉnh có quyết định số 30/QĐ-CCB về việc chuẩn y ban chấp hành chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội cựu chiến binh bệnh viện Đa khoa tỉnh gồm  đồng chí: Hà Quốc Phòng - chủ tịch, Trần Bình Minh - phó chủ tịch. Uỷ viên gồm các đồng chí: Hoàng Thanh Bình, Phạm Tiến Mỹ, Đỗ Thanh Hương.

Đại hội lần thứ ba nhiệm kỳ 2012 -2017 họp ngày 29/3/2012 có 44/44 hội viên tham dự. Đại hội bầu ra ban chấp hành gồm 5 đồng chí: Giang Hoài Nam - chủ tịch, Đỗ Thanh Hương - phó chủ tịch. Ủy viên gồm đồng chí: Hoàng Thanh Bình, Hà Văn Nghiệp, Bùi Xuân Nguyên.

Nhiệm kỳ ba hội có 5 chi hội: Chi hội phòng ban, các khoa cận lâm sàng gồm 11 hội viên, đồng chí Đỗ Thanh Hương chi hội trưởng. Chi hội hệ Ngoại gồm 9 hội viên, đồng chí Trần Bình Minh chi hội trưởng. Chi Hội Hệ Nội gồm 11 hội viên, đồng chí Bùi Xuân Nguyên chi hội trưởng. Chi hội giám định y khoa, Bệnh viện Nhi gồm 7 hội viên: đồng chí Đinh Văn Thoán chi hội trưởng. Chi hội ban bảo vệ, trung tâm pháp y gồm 7 hội viên, đồng chí Đặng Văn Điều chi hội trưởng.

Cựu chiến binh bệnh viện viếng nghĩa trang Trường Sơn (2010) Cựu chiến binh bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình (2007)

Sau 10 năm thành lập số lượng hội viên Cựu chiến binh luôn có những thay đổi: Hàng năm số Cựu chiến binh đến tuổi nghỉ chế độ được chuyển về sinh họat tại nơi cư trú, một số cựu chiến binh do điều kiện công tác chuyển đi Hà Nội và các bệnh viện khác nên số lượng cựu chiến binh giảm dần qua các năm, đến nay đã có 54/82 cựu chiến binh nghỉ hưu và chuyển công tác. Tuy nhiên, ban chấp hành Hội cũng chú trọng đến việc phát triển số lượng cựu chiến binh, trong 10 năm Bệnh viện đã kết nạp được 16 cựu chiến binh vào tổ chức Hội.

Hội Cựu chiến binh Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn được hội Cựu chiến binh các cơ quan tỉnh đánh giá là hội Cựu chiến binh trong sạch, vững mạnh trong nhiều năm. Với những đóng góp của mình, hội đã được tặng bằng khen của hội Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Bình. Nhiều đồng chí được tặng kỉ niệm chương của hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đặc biệt, hội có 6 đồng chí hội viên được chủ tịch nước tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú: Nguyễn Minh Kháng, Bùi Văn Chiếm, Nguyễn Văn Mạnh, Tạ Ngọc Rụy, Nguyễn Hồng Thanh, Hà Quốc Phòng.

Trong quá trình hoạt động Hội luôn bám sát mục đích, tôn chỉ của hội là tập hợp cựu chiến binh tham gia xây dựng cơ quan, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đồng thời Hội còn chú trọng giáo dục hội viên đoàn kết, giữ gìn và phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ: gương mẫu trong công tác, tham gia giáo dục thế hệ trẻ. Các hội viên còn thường xuyên học tập về chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nhiều hội viên tham gia vào quản lý khoa phòng, quản lý Bệnh viện, nhiều đồng chí còn tham gia vào ban chấp hành Đảng ủy, ban chấp hành Công đoàn, bí thư chi bộ điều đó khẳng định vai trò của Cựu chiến binh trong hoạt động xây dựng Bệnh viện.

*

*    *

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm (1995-2013), bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, đội ngũ thầy thuốc đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vươn lên giành nhiều thành tựu khá toàn diện: cơ sở vật chất được bảo đảm, trang thiết bị được đầu tư ngày càng hiện đại, tổ chức bộ máy từng bước được củng cố, kiện toàn; công tác chăm sóc người bệnh toàn diện ngày càng nâng cao đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Công tác xây dựng Đảng, các tổ chức đoàn thể có nhiều tiến bộ. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với khẩu hiệu: “Lương y như từ mẫu” được thực hiện có kết quả, gắn liền với các phong trào thi đua và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Những kết quả đạt được của Bệnh viện đã tạo ra khí thế mới cho mỗi cán bộ, đảng viên, y bác sĩ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xứng đáng vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

Trải qua chặng đường 110 năm xây dựng và trưởng thành (1903 - 2013), bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình mà tiền thân là Nhà thương Thái Bình đã có nhiều cống hiến được ghi nhận trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trước năm 1945, ngoài việc khám chữa bệnh, Nhà thương Thái Bình còn chú trọng tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh và phương pháp chữa bệnh bằng Tây y cho người dân, đồng thời thành lập mạng lưới khám chữa bệnh tại các phủ huyện.

  SauCách mạng tháng Tám 1945, Bệnh viện hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền nhân dân. Từ năm 1945 đến năm 1954, bệnh viện đã thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho các tầng lớp nhân dân và tham gia phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất và nhân lực của bệnh viện còn thiếu thốn vì điều kiện chiến tranh. Dù vậy, được sự đùm bọc của nhân dân và với sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện đã đứng vững và lập được nhiều thành tích khám chữa bệnh, góp phần vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp thắng lợi.

Trong giai đoạn 1954 -1975, miền Bắc giải phóng và bước vào phát triển kinh tế - xã hội, làm nhiệm vụ hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bệnh viện Thái Bình đã tích cực thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, phục vụ sự nghiệp chung. Có sự quan tâm của chính quyền, bệnh viện Thái Bình ngày một phát triển về cơ sở vật chất, mở rộng các khoa, phòng, đội ngũ y bác sĩ được nâng cao về trình độ chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh từ các bệnh thông thường đến các bệnh hiểm nghèo của tất cả các tầng lớp nhân dân. Một sự kiện được coi là điểm nhấn trong lịch sử phát triển của bệnh viện Thái Bình, bệnh viện đã được nâng cấp về cơ sở vật chất, tiếp nhận các trang thiết bị và chuyên gia y tế của Bun ga ri sang giúp đỡ trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu y học; từ đó bệnh viện được mang tên gọi: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bun ga ri (1969). Trong giai đoạn này, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bun ga ri là một trong những bệnh viện được xếp hạng nhất của bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn miền Bắc.

 Đất nước thống nhất, hoà bình lập lại, cả nước đi lên CNXH là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Bun-Ga-ri. Tuy nhiên sau một thời gian, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn trong ngân sách. Bắt đầu từ năm 1986, thực hiện đường lối của Đảng, bệnh viện đã đổi mới cơ chế hoạt động tài chính, chuyển hoạt động khám chữa bệnh từ bao cấp hoàn toàn sang thu một phần viện phí và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống, nhưng  với tinh thần quyết tâm của tập thể cán bộ viên chức, bệnh viện vẫn đảm bảo các yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân, làm nền tảng để bước sang một thời kỳ phát triển mới, lớn mạnh và trưởng thành.

Từ năm 1994 đến 2013 là thời kỳ lớn mạnh và trưởng thành của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Được UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cấp cải tạo bệnh viện một cách toàn diện, cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã trở nên khang trang, hiện đại. Cũng trong giai đoạn này, bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình có sự chuyển giao thế hệ đội ngũ cán bộ. Bệnh viện đã tuyển dụng bổ sung  lực lượng y bác sĩ trẻ có y đức, có trình độ chuyên môn thay thế lớp cán bộ đã nghỉ hưu. Với quá trình đổi mới toàn diện, đến nay bệnh viện đã trở thành một cơ sở khám chữa bệnh đầu ngành có uy tín, chất lượng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.

Bên cạnh nhiệm vụ khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo và thực hành chính của trường Cao đẳng Y Thái Bình và trường Đại học Y Thái Bình, góp phần đào tạo ra lực lượng cán bộ y tế cho đất nước và hai nước bạn Cộng hòa dân chr nhân dân Lào, Vương quốc Cămpuchia.

Nhìn lại quá trình xây dựng và trưởng thành của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình trong 110 năm qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu sau:

1. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể, nỗ lực vượt khó để đi lên. Thực tế đây là bài học xuyên suốt trong sự phát triển và trưởng thành của bệnh viện. Sự đoàn kết nhất trí, không chỉ là đoàn kết trong đội ngũ lãnh đạo của bệnh viện mà còn trong toàn thể đội ngũ y bác sĩ của bệnh viên đã trở thành chất keo gắn bó mỗi thành viên của bệnh viện để  tạo nên sức mạnh đưa bệnh viện đi lên. Sự đoàn kết và tinh thần nỗ lực vượt khó, hi sinh phấn đấu của tập thể y bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã giúp bệnh viện tồn tại trong buổi đầu gian khổ, vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và sự khó khăn của thời khủng hoảng kinh tế để ngày nay đứng vững ở vị trí đầu ngành của hệ thống chăm sóc sức khoẻ tỉnh Thái Bình.

2. Thành công của  bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình bắt đầu từ yếu tố con người. Trong đó, nhân tố quyết định là người lãnh đạo. Trong quá trình phát triển của bệnh viện, có những giai đoạn khó khăn nhưng tập thể lãnh đạo của bệnh viện đã đoàn kết nhất trí, trung thành với đường lối của Đảng, có tầm nhìn sáng suốt và tạo ra sự thống nhất cao cả trong tư tưởng và hành động, đề ra chủ trương đúng đắn để đưa bệnh viện vượt khó đi lên. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mục tiêu y đức đều được đưa lên hàng đầu, cùng với việc thực hiện nghiêm các qui chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, tất cả nhằm hướng tới mực tiêu vì người bệnh: “Thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình”.

Nhân tố quan trọng thứ hai là vấn đề nguồn nhân lực của bệnh viện phải có y đức và trình độ chuyên môn cao, cập nhật được tiến bộ khoa học kịp thời và có kỹ năng  vững  vàng để phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu này, bệnh viện đã thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo và chăm lo giáo dục y đức cũng như quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ viên chức.

3. Tích cực đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đối với ngành y, hiện đại hoá trang thiết bị y tế đi đôi với đào tạo bồi dưỡng cán bộ là yếu tố cấp thiết để không bị tụt hậu. Trong các giai đoạn phát triển của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, có thể thấy rõ, bệnh viện đã biết tận dụng các nguồn lực trên nhiều phương diện (tư nhân, nhà nước, nước ngoài) và tổ chức hợp tác để cùng phát triển.

4. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và hợp tác quốc tế: Các tiến bộ kỹ thuật hiện đại y học đã được Bệnh viện từng bước học tập và ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua và làm tốt công tác chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên: thi đua là động lực thúc đẩy các hoạt động của đơn vị. Với tinh thần “ thi đua là yêu nước”, hàng năm bệnh viện đều phát động các phong trào thi đua trong cán bộ công nhân viên. Tùy theo nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn có các nội dung và hình thức thi đua phù hợp. Trong phong trào thi đua, phải coi trọng các tổ chức đăng ký, đôn đốc và tổng kết đánh giá, khen thưởng và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo.

Tự hào về truyền thống và thành tựu của Bệnh viện đã đạt được trong 110 năm qua, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình nguyện nỗ lực phấn đấu làm hết sức mình, luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong khám chữa bệnh, tích cực nghiên cứu học tập đúc kết kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, làm chủ khoa học kỹ thuật, rèn luyện y đức; thực hiện ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, để mãi mãi xứng đáng với các thế hệ đi trước; khẳng định thương hiệu một bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành của tỉnh; trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho nước nhà.

 

COPYRIGHT © BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

530 Lý Bôn, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình / Điện thoại: (0227) 3831042   * Email: dakhoathaibinh@gmail.com