Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận thêm rất nhiều ca bệnh mắc COVID – 19và đã xuất hiện nhiều ca bệnh tử vong là những bệnh nhân có các bệnh lý nền kèm theo, đặc biệt là suy thận mạn. Tính đến thời điểm ngày 16/08/2020, Việt Nam đã có 24ca tử vong và phần lớntrong sốnàylà bệnh nhân suy thận mạn, chạy thận nhiều năm.Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là suy thận, đã chạy thận nhiều năm là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao hơn những người thường và những bệnh nhân này cũng có nguy cơ diến biến viêm phổi nặng và nguy cơ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân nhiễm COVID-19 khác. Chính vì vậy, ngoàiphòng chốngdịch trong công đồng,giảm tối đa sự lây nhiễm dịch bệnh chonhững bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nói chung vàngười bệnh chạy thận nhân tạonói riêngở các bệnh viện cần được đặc biệt quan tâm.
-
Đối với nhân viên y tế
Nhân viên y tế là những người nắm vai trò then chốt trong công tác phòng chống lây nhiễm dịch bệnh nói chung và COVID -19 nói riêng trong bệnh viện. Để đảm bảo thưc hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong thời điểm hiện tại, nhân viên y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp sau:
-
Nhận biết sớm và cách ly các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp và đặc biệt là các bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan. Phương pháp đơn giản nhất để sàng lọc người bệnh đó là sử dụng ‘Tờ khai y tế’. Mỗi người khi đến cơ sở khám chữa bệnh đều bắt buộc phải kê khai y tế, đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, trước khi vào đơn vị lọc máu người bệnh cần kê khai y tế, kiểm tra thân nhiệt thêm một lần nữa. Nhân viên y tế cần khai thác kỹ các triệu chứng hô hấp và yếu tố dịch tễ, sử dụng các câu hỏi mở để khai thác, tránh bỏ sót các đối tượng nguy cơ.
-
Tất cả cán bộ tại đơn vị lọc máu cần được tham gia các khóa tập huấn hướng dẫn về các quy định phòng chống lây nhiễm COVID – 19 và cần được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân tùy theo nguy cơ về mức độ lây nhiễm của khu vực mình đang làm việc.
-
Nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Đơn vị lọc máu cần chia nhỏ số lượng người bệnh đến chạy thận bằng cách tăng thêm số ca chạy; duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 2m giữa các bệnh nhân ở cả khu vực chờ lọc máu và phòng lọc máu, hạn chế tối đa việc ùn ứ bệnh nhân tránh tình trạng tập trung đông người.
+ Nhân viên y tế khi chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID – 19 trong giai đoạn đang theo dõi hạn chế tiếp xúc với người thân, cộng đồng, và đặc biệt nhóm nhân viên y tế này sẽ không tham gia chăm sóc những người bệnh khác cho đến khi hết thời gian nguy cơ để hạn chế phát tán và lây lan trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng.
+ Những người bệnh có các triệu chứng hô hấp như ho, sốt, khó thở… cần được điều tra yếu tố dịch tễ kỹ càng, khám và loại trừ nhiễm COVID – 19 trước khi lọc máu.
+ Những người bệnh nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID – 19 cần được lọc máu tại khu vực riêng, tốt nhất là thiết lập một đơn vị lọc máu ngay trong khu cách ly.
+ Nhân viên y tế trong quá trình sắp xếp buồng, giường cho người bệnh không được xếp người bệnh nghi nhiễm chung phòng với người bệnh dương tính với COVID – 19.
+ Hạn chế tối đa việc vận chuyển người nghi nhiễm và người bệnh dương tính với COVID – 19 bằng cách sử dụng các kỹ thuật tại giường.
-
Cán bộ tại đơn vị lọc máu cần tổ chức các buổi hướng dẫn, giáo dục cho người bệnh các quy định, các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch như sát khuẩn tay, vệ sinh hô hấp, các bước đeo khẩu trang đúng cách…
-
Khi có trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm, cán bộ tại đơn vị lọc máu cần được biết và thông báo cho các nhân viên y tế và những người bệnh trong ca lọc máu với trường hợp đó để truy vết, phân loại và có kế hoạch tổ chức cách ly, kiểm tra theo đúng quy định.
-
Nhân viên y tế cần tuân thủ đúng 5 thời điểm vệ sinh tay và 6 bước rửa tay của WHO.
-
Tăng cường vệ sinh khử khuẩn bề mặt tiếp xúc của các máy lọc máu, ghế và các vật dụng xung quanh người bệnh trước và sau khi lọc máu, giữa các ca lọc máu.
-
Vệ sinhkhử khuẩn phương tiện vận chuyển bệnh nhân sau mỗi lần sử dụng.
-
Đối với người bệnh
Người bệnh lọc máu chu kỳ có nhiều thời gian sinh sống trong cộng đồng ngoài sự kiểm soát của bệnh viện và tiếp xúc với nhiều nguồn dịch tễ khác nhau. Nhưng lại có từ 4h – 16h mỗi tuần tiếp xúc với nhân viên y tế và các bệnh nhân khác trong bệnh viện. Như vậy nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng như khả năng lây lan cho người trong Bệnh viện là rất cao. Vì vậy để phòng ngừa lây nhiễm COVID -19, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Người bệnh cần khai báo y tế một cách chủ động, trung thực, đặc biệt là các yếu tố dịch tễ. Khi có các triệu chứng như ho, sốt cần gọi điện cho đơn vị lọc máu trước khi đến.
Người bệnh và người nhà bệnh trước khi lọc máu cần vệ sinh tay theo đúng quy định, duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 2m, hạn chế giao tiếp, đeo khẩu trang theo đúng quy định.
Người bệnh cần đeo khẩu trang trong suốt quá trình lọc máu, đặc biệt là các bệnh nhân có triệu chứng hô hấp như ho, sốt.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về đảm bảo an toàn cho người bệnh trong phòng chống dịch COVID – 19.
Tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của bộ y tế về công tác phòng dịch bệnh tại địa phương của mình. Hạn chế đi lại, tập trung đông người nếu không thật sự cần thiết.
Sau mỗi lần lọc máu, trước khi ra khỏi viện người bệnh cần vệ sinh tay theo đúng quy định. Khi trở về nhà người bệnh cần thay ngay quần áo mới, ngâm giặt quần áo mặc ở viện và phơi dưới trời nắng.
Người bệnh tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lọc máu theo lời dặn của bác sỹ, bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng.
Người bệnh nên giữ phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, không nên nằm điều hòa trong phòng đóng kín.
Người bệnh có thể sử dụng thêm các dung dịch vệ sinh, khử khuẩn đường mũi họng như dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% dùng để súc miệng, súc họng hàng ngày.
PHÒNG QLCL